Tròn 7 năm ngày mất, con trai cố NS Văn Hiệp khóc: Quá thương bố, gà trống nuôi con mãi mẹ mới về

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sinh ly tử biệt ở đời là lẽ thường, ai rồi cũng phải trải qua nhưng có những sự mất mát khiến người ở lại đau lòng khôn nguôi. Vậy là đã tròn 7 năm ngày cố nghệ sĩ Văn Hiệp mất, những người ở lại dù không nhắc đến nhiều, nhưng có lẽ là không thể quên được người nghệ sĩ, người chồng, người cha mẫu mực.
Tròn 7 năm ngày mất, con trai cố NS Văn Hiệp khóc: Quá thương bố, gà trống nuôi con mãi mẹ mới về
Ảnh minh họa

Xem Video: Nghệ sỹ hài Văn Hiệp qua đời

//

Tưởng nhớ về ngày Văn Hiệp mất, nhớ lại những lời con trai ông chia sẻ về cha mình ai nghe cũng thấy nghẹn lòng. 

Con trai của cố NS Văn Hiệp đã phải rất mạnh mẽ trong những năm tháng vừa rồi để không làm người bố ở dưới suối vàng yên lòng.

Anh kể về sự hy sinh vô bờ bến của cha: "Tôi chẳng nhớ nhiều những ký ức ngày ấu thơ bởi lúc đó mẹ đi xuất khẩu lao động sang Đức để lại bố cảnh gà trống nuôi con vò võ. Mẹ đi không về nữa, chẳng phải vì có một bờ vai khác cho mẹ dựa vào, cũng chẳng rõ vì sao nhưng từ ấy hai anh em cảm nhận rõ một sự nứt vỡ chẳng bao giờ có thể hàn gắn. Mẹ không lấy chồng Tây, bố cũng chẳng đi bước nữa, nhưng tình yêu chẳng đủ đưa hai người về lại với nhau. Hơn 20 năm, 4 người trong gia đình sống với những chất chứa chẳng thể nói thành lời, chỉ thấy ai cũng lầm lũi, cô đơn rồi đưa ánh mắt về phía nhau. Tôi cũng chỉ thấy ánh mắt bên kia thoảng buồn". 

Con trai đầu NS Văn Hiệp. 

Vợ chồng Văn Hiệp. 

Cha anh cũng từng có lúc buồn và bất lực khi con trai không nghe lời. Rồi anh cũng bỏ qua Đức cùng mẹ để lại cha Văn Hiệp và em gái ở lại Việt Nam. Nhưng đáng nhớ nhất có lẽ vẫn là hình ảnh Văn Hiệp miệt mài đi diễn cho tới lúc đổ bệnh chẳng thể đi được nữa.

Kiếm được bao nhiêu ông dồn về hết cho con. Đến lúc không chịu nổi nữa, ông mới ngã quỵ và để các con đưa vào viện khám. Nhưng đáng tiếc là lúc đó không thể cứu chữa được nữa. Cho tới tận lúc mất, ông cũng chẳng nghĩ cho mình, chỉ sợ các con bỏ công việc, tốn tiền và thời gian chăm mình. Văn Hiệp luôn tỏ ra trụ cột mạnh mẽ, chỉ dám hét lên những tiếng đau đớn một mình không cho ai thấy. Vợ ông - bà Văn Thị Kim Dung về nước ngày để chăm chồng mất. Người con trai của cố NS kể: "Chẳng biết như thế có bù đắp được phần nào hay chỉ làm ông thêm đau khổ khi sau đấy bà lại ra đi. Tôi chỉ biết, mấy chục năm sống cùng ông là từng ấy quãng thời gian ông câm lặng khi người khác nhắc đến người đàn bà của cuộc đời mình". 

Được biết bà Dung người miền trong, cả 2 quen nhau khi bà theo học đàn của chị gái ông trưởng thôn dạy. Khi bà 1‌8 tuổ‌i và sang Đức du học, cả 2 chính thức nhận lời yêu nhau. Hồi đó họ hay trao đổi qua thư từ, bà cũng thừa nhận yêu ông nhiều lắm. Năm 1972, họ tổ chức đám cưới nhưng không may vướng phải sự ngăn cản của bố vợ. Cho tới khi vợ chồng Văn Hiệp có con trai đầu lòng thì mọi chuyện mới xuôi. Trong suốt quãng thời gian còn ở Việt Nam trước khi bà trở lại Đức, kỷ niệm còn nhớ nhất là thời gian bị trầm cảm sau sinh. Bà bị ngã lăn cầu thang và tỉnh dậy chỉ nói ngoại ngữ. 

Vợ chồng Văn Hiệp. 

Bà luôn lưu giữ những kỷ niệm về ông. 

Ngày bị đưa vào viện tâm thần rồi uống thuốc, tối lại được chồng đón về. Trên xe ông đèo từ viện về, bà ngủ quên ngã rơi khỏi xe lúc nào không biết. Lúc Văn Hiệp quay lại thấy thương nên đã ôm chầm lấy vợ. Thời đó cả nước khó khăn, đói khổ, nhà ông cũng không ngoại lệ, Văn Hiệp đồng ý để vợ sang Đức, đi lao động xuất khẩu, làm phiên dịch kiếm tiền khi các con còn nhỏ. Đi rồi về và tới năm 1991 lại đi tiếp. Sau đó thì vợ cố nghệ sĩ phải chấp nhận tị nạn và không được về Việt Nam, phải nhập quốc tịch ở đó và đấy là lý do vì sao hai vợ chồng phải xa nhau biền biệt như vậy.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật