Vợ chồng nghèo nuôi lớn 8 Tiến sĩ, phó giáo sư: Lăn lộn buôn bán đủ nghề, chạy ăn từng bữa

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Gia đình ông Nguyễn Văn Chuẩn (85 tuổi) và bà An Thị Dần (83 tuổi) nổi tiếng ở vùng đất Lý Nhân, Hà Nam có 10 người con và vài chục người cháu. Trong đó có 1 phó giáo sư, 8 tiến sĩ và 23 thạc sĩ. Mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng vợ chồng ông Chuẩn vẫn động viên và cố gắng để lo cho cả 10 người con của họ học đại học.
Vợ chồng nghèo nuôi lớn 8 Tiến sĩ, phó giáo sư: Lăn lộn buôn bán đủ nghề, chạy ăn từng bữa
Ảnh minh họa

Xem Video: Đôi vợ chồng nghèo nhặt được tiền và vàng trả cho người bị mất
 

Ông Chuẩn trước đây là giáo viên dạy cấp 3, bà Dần làm nghề buôn bán. Cuộc sống thời bao cấp của họ càng thêm khó khăn khi 10 đứa con lần lượt ra đời. Nhiều lúc nhà nghèo đến nỗi không có gì để ăn, đồng nghiệp đến thăm nhà khiến vợ chồng ông lúng túng. “Vợ chồng tôi có 10 người con, mặc dù khó khăn nhưng chúng tôi đều cho lo cho cả 10 đứa học đại học”. Ông Chuẩn chia sẻ.

Những năm 1970, lũ con đứa nào cũng đói, mặt xanh như tàu lá. Cha mẹ đi làm, cứ vài bữa, các con ông Chiểu lại phải vác cái rá thủng đi khắp làng vay gạo. Có lần, thằng con thứ ba đi bộ ra tận đầu làng, cách nhà một km, nhưng vẫn về tay không. Đói khổ, bị người đời mỉa mai, ông Chiểu về hối thúc đàn con:

“Thầy ức quá, các con phải cố lên, phải học thật giỏi!”. Lũ con lem luốc nhìn cha ỉu xìu “Khó lắm thầy bu ơi!”. Vậy là 5 trai, 5 gái (sinh từ 1956 đến 1976) đều được ông bố là giáo viên thể dục và bà mẹ nông dân “xua” đi học hết. Để có tiền cho con học, ông Chiểu “vừa làm thầy, vừa làm thợ, đi chợ, làm nông”. Đầu tuần, ông dậy từ một giờ sáng, đi bộ khoảng 40 km đến trường ở Thường Tín, Hà Nội dạy học, cuối tuần lại đi bộ về. Ngày nghỉ, ông cùng vợ mua quýt, vôi, tòng teng quang gánh đi khắp Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định bán. Ông tự làm máy xát dong, trồng rau để kiếm thêm, ngoài việc cấy một mẫu ruộng để lấy lúa ăn. Nhà không có gạo thì ăn rau, ăn củ chuối.

“Làm giáo viên lương thấp, làm thầy giáo thể dục lại không được coi trọng, nhưng tôi vẫn cố theo, vì đó là cơ hội duy nhất để tiếp xúc với những người có tư tưởng tiến bộ”, ông Chiểu nói. Nhiều năm phải đi vay, gia đình ông Chiểu nợ khắp nơi. Vài bữa lại có người đến ngôi nhà tranh xiêu vẹo đòi thóc, đòi tiền. Ông Chiểu mời vào nhà bảo “Ngày nào các bác cũng đến đòi, tiếp các bác tôi chẳng còn thời gian làm mà trả nợ. Tôi hẹn bác này 3 tháng, còn bác đây 2 tháng sẽ trả”. Có người đồng ý, nhưng cũng có người chửi, nhiều lần ông phải chạy sang nhà anh trai trốn.

Khi được hỏi về bí quyết học hành để thành tài. Chị Xuân nói: “Chúng tôi chẳng có bí quyết gì cả, nghèo quá thì phải học thôi”. Dù nghèo đói nhưng ông Chuẩn và bà Dần luôn khuyến khích, động viên các con học hành đến nơi đến chốn. Cứ hết lớp 12 là ông đưa từng người con của mình lên Hà Nội để thi đại học. Ông nhớ nhất là lần đưa con út đi thi ở Đại học Thủy lợi và Đại học Sư phạm. Lần tôi đưa thằng út đi thi trên Hà Nội, may có cái vỏ chăn của thằng lớn gửi ở Liên Xô về khi đi du học. Tôi bán được ít tiền và dùng đó làm tiền lệ phí đưa nó đi thi, ăn ở 1 tuần trên Hà Nội. Mỗi ngày, 2 bố con chỉ dám ăn 1 bữa.” Ông Chuẩn nhớ lại.

Ông có 10 người con thì 7 người theo nghành Giáo dục. Ông muốn con theo ngành này bởi sự trân trọng với cái chữ, với người thầy. ‘Tôi không đánh con bao giờ. Chúng ngoan quá, có gì mà phải đánh mắng? Tôi đi dạy học, bà buôn bán, các con trong nhà đều tự bảo ban nhau ăn học’. Chị Xuân cũng kể, mẹ chị là người thông thái, dù không học cao nhưng thuộc nhiều thơ. Bà luôn dạy con yêu thương nhau, nỗ lực học tập bằng các bài thơ dân gian. Người con gái đầu của ông bà vào đại học từ năm 1974, đến năm 1998, người con út tốt nghiệp là từng đó năm ông bà ròng rã nuôi các con học đại học.

Hiên nay, các con, cháu của vợ chồng ông Chuẩn cũng đã thành đạt trên nhiều lĩnh vực. Mỗi năm đều sum họp đông đủ vào dịp Quốc khánh 2/9 để quây quần bên nhau. Cháu nào có thành tích học tập, làm việc xuất sắc đều được ông bà trao thưởng, cháu nào chưa được thì cũng có phần quà nhỏ để động viên. Câu chuyện về gia đình ông bà Chuẩn đang được CĐM bàn tán xôn xao. Đa phần mọi người đều khâm phục trước sự giỏi giang của ông bà, nuôi lớn 10 người con đã khó, chăm lo, động viên cho cả 10 đứa học hành, thành đạt lại càng khó hơn, mặc dù hoàn cảnh lúc ấy rất khó khăn. Nhiều ý kiến khác cho rằng, nhiều bạn trẻ hiện nay có môi trường học tập tốt, được bố mẹ chăm lo cho học tập tốt nhưng lại bỏ bê học tập, thậm chí là đi vào những con đường sai trái, vi phạm Pháp Luật.   

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật