Chàng trai truyền cảm hứng chống dịch ở Việt Nam ra thế giới

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đó là Huỳnh Lưu Đức Toàn (30 tuổi, giảng viên khoa Ngân hàng, Trường ĐH Kinh tế TPHCM), hiện đang là nghiên cứ‌u sin‌h ngành Kinh tế học hàn‌h v‌i của Trường Quản lý Otto Beisheim (Đức).
Chàng trai truyền cảm hứng chống dịch ở Việt Nam ra thế giới
Huỳnh Lưu Đức Toàn hoàn thành thời gian cách ly tại Trường Quân sự tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: NVCC

Huỳnh Lưu Đức Toàn vừa hoàn thành cách ly 14 ngày tại Trường Quân sự tỉnh Khánh Hòa sau khi từ Đức trở về nước. Ảnh: NVCC

Chia sẻ với phóng viên Báo Lao Động, Huỳnh Lưu Đức Toàn cho biết vừa hoàn thành cách ly 14 ngày tại Trường Quân sự tỉnh Khánh Hòa (từ Đức trở về nước) và anh đã có những trải nghiệm thú vị. Đặc biệt, trong thời gian cách ly, Toàn đã viết một bài nghiên cứu khoa học có tên "Nhậ‌n thức rủ‌i r‌o của người dân về COVID-19" công bố trên Tạp chí Economics Bulletin (một tạp chí khoa học tru‌y cập mở, thàn‌h lập vào năm 2001 bởi Myrna Wooders - nhà kinh tế học người Canada).

Thông điệp chính trong bài nghiên cứu khoa học này mà Toàn đề cập đến là người Việt Nam mình có nhận thức rủi ro cao để cẩn trọng với rủi ro COVID-19. Và những ai nhận thấy COVID-19 càng rủi ro thì họ càng mang khẩu trang. Theo anh Toàn, truyền thông làm thay đổi nhận thức rủi ro và từ đó làm thay đổi hành vi mang khẩu trang.

Ngay sau khi bài nghiên cứu khoa học trên đăng tải, giáo sư Johannes (Trường Đại học Princeton của Mỹ) đã ngợi khen tác giả: "Đó là một bộ kết quả thú vị và bạn đã làm nó quá nhanh". 

Giáo sư Johannes (trường Đại học Princeton của Mỹ) đã ngợi khen bài nghiên cứu khoa học về COVID-19 của Huỳnh Lưu Đức Toàn. 

Nghiên cứu ý nghĩa này vì sao không công bố trên tạp chí khoa học nào đó ở Việt Nam? "Tôi công bố quốc tế để thế giới biết được người Việt Nam sẵn sàng và chuẩn bị thế nào trước đại dịch COVID-19. Và có thể thế giới sử dụng nghiên cứu của tôi, đồng thời coi nó như một nghiên cứu tiên phong. Với lại, tôi muốn công bố quốc tế để công bố dữ liệu. Bằng cách này, các nhà khoa học khác sử dụng tham chiếu và nghiên cứu về Việt Nam" - anh Toàn chia sẻ. 

Sau khi nghiên cứu trên được công bố, Toàn đón nhận có 2 luồng ý kiến trái chiều. Có người bảo hay, số khác lại chưa hiểu nghiên cứu này giúp được gì cho COVID-19, nhưng Toàn không buồn. "Vì khoa học là phản biện. Thực ra nghiên cứu có 2 loại. 1 là đóng góp cho lý thuyết, 2 là đóng góp cho thực tiễn. Tôi đang cần giải quyết thực tiễn, nên vấn đề đặt ra là hiểu về nhận thức rủi ro, và hành vi hiện tại để đưa ra chính sách. Nếu góp ý về khoa học thì mình sẽ điều chỉnh cho nghiên cứu sau. Còn nếu ý kiến trái chiều của đại chúng thì mình thấy mình chưa làm tốt vai trò truyền thông đại chúng để trao đổi kết quả nghiên cứu của mình" - anh Toàn chia sẻ. 

Giải thích tiểu tiết hơn về ý kiến trái chiều "thời điểm này làm nghiên cứu đó làm gì mà cần vaccine hơn", anh Toàn nói: "Nhưng thực ra nhận thức rủi ro và hành vi là yếu tố đưa ra chính sách hành vi trong việc ngăn chặn dịch bệnh để chờ vaccine. Quan điểm của tôi vaccine là cần thiết nhưng lúc này thay đổi hành vi mới hạn chế sự lây lan, mà hành vi chỉ thay đổi khi nào người ta nhận thức rủi ro". 

Hiện nay, anh Toàn đang thực hiện nghiên cứu thứ 2 về chủ đề COVID-19, trong đó nhấn mạnh nhận thức rủi ro và hành vi sử dụng khẩu trang đúng cách.

Chia sẻ về dự định tương lai, anh Toàn cho biết: "Tôi hứng thú về hành vi con người, nên sau khi hoàn thành xong nghiên cứu, tôi sẽ về nước tiếp tục các dự án nghiên cứu hành vi con người". 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật