Quýt đường sai trái trĩu cành trên đất lúa

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Anh Nguyễn Hoài Thanh, ở ấp Trường Khương, xã Trường Xuân, huyện Thới Lai (TP. Cần Thơ) là người đầu tiên trồng quýt đường đạt năng suất, hiệu quả cao ở địa phương.
Quýt đường sai trái trĩu cành trên đất lúa
Anh Nguyễn Hoài Thanh giới thiệu những trái quýt đường sắp thu hoạch. Ảnh: Thành Hiệp.

Xem Video: cam duong canh luc ngan.

//

Tốt nghiệp cấp 3, anh Thanh đi nghĩa vụ quân sự 2 năm. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về, anh học ngành Công nghệ thông tin được một thời gian thì lại quay về vườn khởi nghiệp bằng nghề ruộng rẫy và nuôi dê.

Trường Xuân là một xã nông thôn, đa phần bà con nông dân đều chọn cây xoài, mít, ổi, nhãn, cam sành, sầu riêng…để phát triển kinh tế vườn, rất ít người trồng quýt đường, vì đây là một loại cây có múi rất khó tính. Tuy nhiên, với tinh thần năng động, sáng tạo và cần cù lao động, anh Nguyễn Hoài Thanh đã miệt mài nghiên cứu, chịu khó học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi và mạnh dạn đầu tư cho cây quýt đường.

Thuận lợi lớn nhất đối với anh là quê vợ ở Lai Vung (Đồng Tháp), quê hương của cây quýt hồng và quýt đường nên anh có điều kiện học hỏi kinh nghiệm về kỹ thuật chăm sóc...

Theo anh, cây gì dễ ăn sẽ dẫn đến hàng nhiều dội chợ. Còn như cây càng khó tính mà trồng thành công lợi nhuận sẽ càng cao. Từ ý tưởng đó, anh đã táo bạo chuyển 10 công đất lúa kém hiệu quả sang trồng quýt đường trong lúc địa phương chưa có một nhà vườn nào trồng loại quýt này. Đến nay, sau 4 mùa thu hoạch, cây quýt đường đã trả công cho anh một cách xứng đáng.

Đầu tiên anh xuống giống 5 công rồi 10 công, nay tổng cộng là 15 công. Năm 2017 và 2018, anh thu hoạch từ 40 - 50 tấn trái, bán với giá dao động từ 17.000 - 25.000đ/kg, thu về được 800 triệu đồng/năm. Nếu bán vào dịp Tết hoặc các ngày rằm giá sẽ tăng gấp rưỡi hoặc gấp đôi. Năm 2019 sản lượng bị sụt giảm do ảnh hưởng thời tiết.  Đặc biệt năm nay (2020) anh phấn khởi cho biết sản lượng sẽ cao hơn nhiều so với các năm trước nhờ cây đã trưởng thành.

Anh chia sẻ, đối với cây quýt đường những năm đầu chi phí rất cao (70%) vì phải đầu tư cho việc đào mương lên liếp, lắp đặt hệ thống tưới và phun thuốc tự động, nhưng những năm sau chi phí giảm dần xuống còn 30%.

Theo anh, cây quýt đường rất kén đất, sợ phèn. Ngoài bệnh vàng lá, thúi rễ còn hay rụng trái. Muốn khắc phục tình trạng nói trên, người trồng cần phải theo dõi từng giai đoạn phát triển của cây mà xử lý phân, thuốc sao cho hợp lý. Đặc biệt là nước tưới, khi nào tưới nước ít, khi nào tưới nhiều. Về phân bón, anh sử dụng phần lớn là phân hữu cơ có nguồn gốc từ rơm mục và phân chuồng ủ hoai, phân cá ủ lấy nước pha tưới.

Cũng theo anh, phân hữu cơ rất thích hợp với cây quýt đường. Chính nguồn đạm hữu cơ giúp cho cây phát triển tốt, bền vững, lá xanh mướt, trái no tròn và chất lương thơm ngon. Vườn quýt của anh cho trái rải vụ quanh năm nên trên cây lúc nào cũng có nhiều cỡ trái, hái xong lứa này sẽ tới lứa khác.

Quýt đường sau khi thu hoạch. Ảnh: Thành Hiệp. 

Bí quyết thành công của anh là vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Chẳng hạn như trước khi xuống giống phải phơi đất, bón vôi cho hạ phèn. Mùa mưa phải tháo nước bớt không để cho rễ bị úng. Thay vì phun thuốc trừ sâu bệnh vào ban ngày, anh lại phun vào ban đêm vì ban đêm côn trùng mới xuất hiện nhiều. Về bón phân, anh cũng chú ý đến thời tiết mưa nắng, bón đầy đủ vào mùa nắng, hạn chế vào mùa mưa.

Anh Nguyễn Hoài Thanh là một thanh niên cần cù, năng nổ, chịu khó đi đó đi đây học hỏi rồi đúc kết thành kinh nghiệm cho riêng mình. Sau bốn năm miệt mài gắn bó với mảnh đất quê nhà, anh đã thành công với mô hình trồng quýtt đường trên đất lúa, mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình, góp phần giữ vững tiêu chí nông thôn mới.     

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật