Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Hạn chế đi lại, không phải phong tỏa

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã khẳng định như trên với báo chí.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Hạn chế đi lại, không phải phong tỏa
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. Ảnh: NHẬT BẮC

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành Chỉ thị 15 về việc thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19. Để hiểu rõ thêm về nội dung của chỉ thị này, báo chí đã có cuộc trao đổi nhanh với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.

. Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, Thủ tướng yêu cầu “dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2 m giữa người với người tại các địa điểm công cộng”. Vậy những trường hợp tập trung đông người khác như các bếp ăn tập thể, trên xe khách, xe buýt, máy bay có trên 20 người… thì có bị xử lý không?

+ Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Những chỉ đạo của Thủ tướng nhằm mục tiêu trong hai tuần tới phải làm sao ngăn bằng được việc lây nhiễm chéo và lây nhiễm trong cộng đồng; mỗi người dân phải tự có ý thức để góp phần trong việc này. 

Chính phủ đưa ra khuyến cáo người dân nên hạn chế ra ngoài, chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thực sự cần thiết, nếu bắt buộc thì phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 2 m khi tiếp xúc với người khác tại các địa điểm công cộng.

Mức độ của dịch giờ đã khác, cao hơn rất nhiều rồi nên phải có các biện pháp mạnh mẽ hơn.

Các nước trên thế giới đang tăng rất nhiều ca nhiễm COVID-19 mới, tình hình ở Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát. Lượng người ở các nước về Việt Nam hiện nay rất ít vì đã dừng hầu hết chuyến bay quốc tế. Trường hợp nào nhập cảnh đều được áp dụng cách ly tập trung triệt để.

Việt Nam đã có bước đi sớm và thận trọng trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Chính phủ đã có những chỉ đạo rất mạnh mẽ với tinh thần không được chủ quan. Nếu Việt Nam chủ quan, lơ là, tình hình hiện nay đã xấu hơn rất nhiều.

Về chỉ thị của Thủ tướng, chỉ thị này này áp dụng với các hoạt động không cần thiết như tụ tập đông người để hội họp, giải trí hay tổ chức sự kiện, đi chơi đông người... Còn các cơ quan, đoàn thể, đơn vị hành chính thì vẫn đi làm. Hay như ngân hàng là nơi thực hiện giao dịch thì vẫn làm việc. 

Dừng ở đây là đối với hoạt động không cần thiết chứ không phải tất cả.

Tuy nhiên, đi làm trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp thì chính các cơ quan, đoàn thể phải tự điều chỉnh. Họp hành thì cắt bớt thành phần đại biểu, rồi chia người tham gia vào nhiều phòng họp trực tuyến khác nhau.

Chính phủ khuyến cáo chia nhỏ các bộ phận, hạn chế tiếp xúc và mỗi cơ quan phải tự ý thức hơn trong việc này nhằm góp phần chống dịch. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải tự sắp xếp sao cho phù hợp để tránh đông hơn 20 người tập trung trong một phòng.

Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị nên tích cực chuyển đổi hình thức làm việc sang trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin. Văn phòng Chính phủ hiện đã cắt giảm hết các hội nghị không cần thiết, nếu tổ chức thì hầu hết áp dụng hình thức họp trực tuyến, kết nối đến tận các phòng. 

Với những cuộc họp như Chính phủ, Thường trực Chính phủ thì áp dụng chia nhỏ thành phần tham dự ra các phòng khác nhau và chỉ mời đại biểu cần thiết. Ngay cả cuộc họp G20 với sự tham dự của nguyên thủ các nước vào tối 26-3 cũng áp dụng họp trực tuyến. Việc này nhằm nêu tiếng nói mạnh mẽ về giải pháp đoàn kết toàn cầu, chống đại dịch.

Đây chính là cơ hội tốt để sắp xếp và thay đổi lại cách việc làm truyền thống.

. Thủ tướng cũng yêu cầu “hạn chế việc di chuyển của người dân, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch đến các địa phương khác; hạn chế các chuyến bay và các hoạt động vận chuyển hành khách từ Hà Nội, TP.HCM đến các nơi khác trên toàn quốc...”.  Một số ý kiến đang hiểu theo hướng Hà Nội và TP.HCM gần như bị phong tỏa và người dân từ hai thành phố này cũng như các địa phương có dịch di chuyển đến nên khác sẽ bị cách ly 14 ngày, thưa bộ trưởng.

+ Thông tin phong tỏa một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM là không chính xác. Dù dịch diễn biến phức tạp nhưng vẫn đang trong tầm kiểm soát. Việc cần thiết bây giờ là phải siết chặt việc quản lý các hoạt động, tất cả dịch vụ không cần thiết phải đóng cửa. 

Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu tạm đình chỉ hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như cung cấp lương thực, thực phẩm, dược phẩm, cơ sở khám chữa bệnh, cung cấp xăng dầu...

Thủ tướng cũng yêu cầu áp dụng biện pháp hạn chế việc di chuyển, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch đến các địa phương khác; tạm dừng hoặc tổ chức lại hoạt động giao thông công cộng để hạn chế đi lại, tập trung đông người, trừ các phương tiện vận chuyển hàng hóa.

. Hiện cũng đang có ý kiến băn khoăn về việc tạm dừng hoạt động của các chợ dân sinh?

+ Chợ dân sinh nếu kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu sẽ không bị tạm dừng hoạt động. Thủ tướng yêu cầu tạm đình chỉ hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Chủ tịch UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình diễn biến thực tế của dịch bệnh và yêu cầu phòng chống, kiểm soát dịch trên địa bàn để quy định cụ thể.

. Xin cám ơn Bộ trưởng! 

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10579
  1. Hậu Giang tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại các chợ truyền thống
  2. Bến Tre: Sẽ thu gọn vùng phong tỏa COVID-19 ở ấp Thừa Lợi
  3. Tây Ninh: Giải toả 1.259 người ở các khu cách ly tập trung
  4. Kiên Giang trao chứng nhận cho 34 người hoàn thành cách ly tập trung
  5. 2 ca nhiễm Covid-19 tại Tây Ninh đã được điều trị khỏi và ra viện
  6. 205 người hoàn thành cách ly tập trung tại Bến Tre
  7. Người đi từ vùng dịch về Sơn La phải cách ly 14 ngày
  8. Thêm 435 công dân hoàn thành thời gian cách ly trở về với gia đình
  9. Thanh Hóa chủ động phòng, chống dịch Covid-19
  10. Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại Hà Tiên, Giang Thành
  11. Châu Đốc trao giấy chứng nhận cho 108 công dân hoàn thành cách ly y tế tập trung
  12. Bàn giao 433 công dân hoàn thành thời gian cách ly trở về địa phương
  13. Thành lập tổ tiếp nhận người đã hoàn thành cách ly từ các tỉnh, thành phố về Tây Ninh
  14. Bình Tân: Cách ly 1 trường hợp từ Trung Quốc trở về
  15. Khen thưởng đột xuất Bác sĩ có sáng kiến trong phòng, chống Covid-19
  16. Người dân phối hợp chính quyền đưa người từ Campuchia về đi cách ly
  17. Nghệ An có thêm 177 người hoàn thành cách ly trở về địa phương
  18. Phú Riềng chủ động lập các chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19
  19. Tại sao người hết 14 ngày cách ly vẫn chưa được về?
  20. Người viết khẩu hiệu phòng dịch ở Noong Nhai
  21. Chủ tịch Cần Thơ nói về việc cách ly người về từ TP.HCM
  22. Tây Ninh: Gần 10 bác sĩ mặc đồ bảo hộ cứu nữ bệnh nhân vỡ thai ngoài tử cung khi đang cách ly tập trung
Video và Bài nổi bật