Tai biến vắc xin, phải xử lý Hình Sự nhân viên tiêm chủng

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngay sau khi Bộ Y tế đưa Dự thảo Nghị định về tiêm chủng, trong đó có quy định việc bồi thường nếu xảy ra tai biến sau khi sử dụng vắcxin bắt buộc để lấy ý kiến nhân dân. Rất nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo còn nhiều điều chưa rõ ràng, trong đó chưa làm rõ trách nhiệm của nhân viên tiêm chủng gây ra tai biến hay t‌ử von‌g đối với người tiêm.
Tai biến vắc xin, phải xử lý Hình Sự nhân viên tiêm chủng
Nếu xảy ra tai biến không phải do chất lượng vắc xin thì nhân viên tiêm chủng phải bị xử lý Hình Sự ( ảnh MH)
Chỉ mới có bồi thường thiệt hại
Trong Dự thảo Nghị định về tiêm chủng  nêu rõ, sử dụng vắc xin bắt buộc (vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng), nếu để xảy ra tai biến vắc xin bất kể nguyên nhân do chất lượng vắc xin hay sai sót trong thực hành tiêm chủng, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị tai biến nặng hoặc thân nhân người bị tai biến nặng.
Cũng theo dự thảo này, sau khi tiêm chủng để xảy ra tai biến, nếu để lại di chứng, người bị  thiệt hại sẽ hỗ trợ thêm bằng mức lương cơ sở tại thời điểm giải quyết bồi thường nếu bị tổn thương c‌ơ th‌ể 11% đến 15%.  Sau đó cứ tăng 1%  được cộng thêm 0,4 lần mức lương cơ sở nếu bị tổn thương c‌ơ th‌ể từ trên 15% đến 80%. Mức hỗ trợ bằng 30 lần mức lương cơ sở nếu bị tổn thương c‌ơ th‌ể  từ 81% trở lên. Đồng thời được hưởng chế độ chính sách ưu đãi theo mức độ khuyết tật theo quy định hiện hành của Pháp Luật.
Trong trường hợp người tiêm chủng bị t‌ử von‌g, ngoài bồi thường chi phí khám chữa bệnh, thiệt hại vật chất cho người phải nghỉ làm không hưởng lương để chăm sóc, Nhà nước cũng sẽ hỗ trợ chi phí mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng cục Y tế dự phòng ( ộ Y tế), tất cả chi phí bồi thường trên do Bộ y tế chi trả, nhưng sau đó sẽ truy thu lại của tổ chức hay cá nhân để xảy ra tai biến trên.
“Mức bồi thường tối đa mà Bộ Y tế đưa ra cao gấp 30 lần so với mức lương cơ sở được dựa vào Bộ luật dân sự và các quy định về bồi thường thiệt hại. Dự kiến đầu năm 2016, Nghi đình này sẽ được thông qua”, ông Phu cho biết.
Tuy nhiên, vấn đề mà nhiều người quan tâm, sau khi sử dụng  dụng vắc xin bắt buộc, nếu để xảy ra tai biến do sai sót trong thực hành tiêm chủng ngoài bồi thường về thiệt hại vật chất, nhân viên tiêm chủng có bị Hình Sự hóa hay không?
Vì thực tế trong thời gian qua, có rất nhiều trường hợp sau khi tiêm chủng, nhiều trẻ bị tai biến và có không ít trẻ phải t‌ử von‌g. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp bị tai biến, tử vong ngành y tế đều cho rằng không do vắc xin.
Mới đây nhất là trường hợp bé trai Phạm Nguyễn Quốc Bảo (tra3 tháng tuổi ) bị t‌ử von‌g ngay sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem tại trạm y tế phường Hòa Minh, quận Linh Chiểu, TP. Đà Nẵng.
Ngay sau đó, Sở Y tế TP. Đã Nẵng đã họp hội đồng tư vấn chuyên môn và đánh giá trường hợp t‌ử von‌g của bé Bảo không phải do vắc xin.
Lãnh đạo sở Y tế TP Đà Nẵng cho biết, lô vắc xin Quinvaxem mà cháu Bảo tiêm được sử dụng 3.733 mũi  trong đợt tiêm chủng vào các ngày 25 và 26.6.2015, chỉ có 2 trường hợp bị sốt nhẹ và đã khỏe mạnh. Đó chỉ là một trong rất nhiều trường hợp trẻ sau khi tiêm vắc xin bị t‌ử von‌g được ngành y tế  kết luận không liên quan đến yếu tố vắc xin.
Cần phải xử lý Hình Sự
Như vậy vấn đề đặt ra lúc này, nếu không phải do vắc xin thì chỉ do cơ địa của người tiêm hoặc do nhân viên y tế tiêm chủng chưa thực hiện đúng quy trình.
Đề cập đến vấn đề này, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội luật gia TP.HCM cho biết, nếu nói nguyên nhân do cơ địa của người tiêm thì lỗi thuộc về y đức của người thầy thuốc; còn nếu tiêm không dúng quy trình đó là thiếu trách nhiệm của thầy thuốc.
Luật sư Hậu cho rằng, cả 2 lỗi về y đức và thiếu trách nhiệm của thầy thuốc đều có thể cấu thành tội phạm Hình Sự đối với nhân viên y tế tiêm chủng.
Ở phần y đức có thể cấu thành tội: “vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp và quy tắc hành chính”; còn ở phần lỗi do thiếu trách nhiệm có thể cấu thành tội: “ thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Mức phạt dành tội: “vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp và quy tắc hành chính có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 6 năm, phạm tội đến chết người có thể bị phạt tù 5 năm đến 12 năm.  Ngoài ra, người phạm tội này còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
“Riêng đối với tội: “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 144, 235 và 301 của Bộ Luật Hình Sự thì phạt cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt từ từ 6 tháng đến 3 năm.  Trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng sẽ bi phạt tù từ 3 năm đến 12 năm”, ông Hậu nói.
Lý giải  về việc do cơ địa của bệnh nhân, khi tiêm vắc xin dẫn đến t‌ử von‌g là lỗi thuộc về y đức của thầy thuốc và được cấu thành tội “vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp và quy tắc hành chính”, luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết, Bộ Y tế đã có những quy định về y đức đối với thầy thuốc. Khi tiêm vắc xin hay tiêm bất kỳ loại thuốc điều trị bệnh, người thầy thuốc phải kiểm tra toàn bộ cơ địa của bệnh nhân, người cần tiêm xem có bệnh tật gì để có quyết định tiêm hay không tiêm hoặc tiêm như thế nào. Điều này thể hiện sự thiếu trách nhiệm trong y đức, không tìm hiểu kỹ về bệnh tật của bệnh nhân mà cứ  ào ào tiêm. Đây được xem là hành vi vô ý gây ra cái chết của bệnh nhân.

“Nếu đã chứng minh không phải tai biến do vắc xin thì dù do cơ địa của người tiêm hay do nhân viên y tế thực hiện chưa đúng quy trình tiêm chủng, nhân viên y tế đó phải bị khởi tố Hình Sự. Việc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, thậm chí tước đoạt mạng sống của con người không chỉ có bồi thường mà còn phải xử lý Hình Sự. Nhưng rất tiếc trong dự thảo Nghi định về tiêm củng chưa đề cập. ”, ông Hậu nhấn mạnh.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật