Khi người dân, doanh nghiệp gặp khó, trách nhiệm cơ quan nhà nước càng phải cao

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khắc phục triệt để vấn đề xăng dầu; thúc đẩy thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp.
Khi người dân, doanh nghiệp gặp khó, trách nhiệm cơ quan nhà nước càng phải cao
Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: NHẬT BẮC

Sáng 1-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11-2022.

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tháng 11, tình hình thế giới tiếp tục biến động nhanh, phức tạp, khó lường với các yếu tố rủi ro ngày càng gia tăng, tác động lớn trên quy mô toàn cầu...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11. Ảnh: NHẬT BẮC

Trong nước, các cơ quan chức năng thực hiện biện pháp chấn chỉnh thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, thị trường vốn... để các thị trường hoạt động đúng bản chất, lành mạnh, an toàn, công khai, minh bạch, bền vững. Tuy nhiên, điều này cũng gây tác động đến các thị trường nói trên.

Cạnh đó, xuất hiện hiện tượng thiếu xăng dầu cục bộ; tình trạng khan hiếm thuốc, vật tư y tế từng bước được khắc phục nhưng chưa được xử lý dứt điểm. Vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có khó khăn. Một số bộ ngành đã phát hiện ra vấn đề nhưng phản ứng chính sách chưa kịp thời, hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh bài học kinh nghiệm là càng khó khăn, phức tạp, nhạ‌y cả‌m thì càng phải bình tĩnh, sáng suốt, kiên trì, kiên định, đoàn kết, thống nhất, phối hợp chặt chẽ, chia sẻ cùng nhau, gánh vác trách nhiệm, hết mình với công việc để hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời phát hiện vấn đề nhanh, phản ứng chính sách nhanh, kịp thời và hiệu quả.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp, thành lập các tổ công tác thúc đẩy giải ngân đầu tư công và xử lý những vấn đề nảy sinh như về thị trường vốn, bất động sản, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, thiếu thuốc, sinh phẩm y tế, xăng dầu...

Nhờ đó, người đứng đầu Chính phủ đánh giá tình hình, kinh tế-xã hội 11 tháng năm 2022 đạt kết quả rất cơ bản, tích cực, đáng mừng trong điều kiện khó khăn.

Sử dụng hết quyền hạn được giao

Dự báo thời gian tới, tình hình tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường và khó khăn, thách thức nhiều hơn, Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan phải bám sát các chủ trương, Nghị quyết, chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ.

Cạnh đó, chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; theo dõi, nắm chắc tình hình và kịp thời phản ứng bằng chính sách cụ thể và tổ chức thực hiện hiệu quả.

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị tăng cường đoàn kết, thống nhất, kỷ luật, kỷ cương, thực hiện nghiêm quy chế làm việc của Chính phủ, giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn.

Ông cũng đề nghị phát huy hơn nữa việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, lưu ý sử dụng hết quyền hạn được giao. Đồng thời, phát huy tinh thần linh hoạt, sáng tạo, có vấn đề phát sinh cần kịp thời phát hiện, báo cáo, trao đổi, với các vấn đề còn ý kiến khác nhau thì các bộ trưởng chủ trì, trực tiếp trao đổi.

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung giải quyết những khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, trong đó có tháo gỡ về vốn, mở rộng thị trường, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh. Cùng với đó, thúc đẩy, bảo đảm các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản và các tổ chức tín dụng hoạt động công khai, minh bạch, lành mạnh, an toàn, bền vững. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp và các đối tượng liên quan trong bất cứ hoàn cảnh nào.

"Chúng ta theo kinh tế thị trường thì tuân thủ quy luật cung cầu, cạnh tranh. Nhưng khi tình hình không bình thường, phải phân tích nguyên nhân và có công cụ can thiệp kịp thời, đó là định hướng xã hội chủ nghĩa.

Khi thấy người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn, cơ quan nhà nước không được bỏ mặc mà trách nhiệm càng phải cao, tránh tình trạng người dân và doanh nghiệp nghĩ rằng cơ quan nhà nước không có ý kiến gì hoặc bỏ mặc"- Thủ tướng nhấn mạnh.

Yêu cầu khắc phục triệt để vấn đề xăng dầu

Trong phát biểu kết luận, Thủ tướng nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm với từng bộ, ngành, cơ quan.

Đáng chú ý, người đứng đầu Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước đánh giá chính xác tình hình để có mức tăng trưởng tín dụng phù hợp, hiệu quả.

Sửa đổi nhanh các thông tư liên quan đến nguồn vốn tín dụng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về vốn, đặc biệt, bảo đảm thanh khoản, giữ vững ổn định, an toàn hệ thống tiền tệ, tín dụng, ngân hàng; thúc đẩy chính sách hỗ trợ lãi suất 2% qua hệ thống ngân hàng thương mại.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì xử lý các vấn đề liên quan tới trái phiếu doanh nghiệp, khẩn trương rà soát, sửa đổi nghị định quy định về trái phiếu doanh nghiệp, cùng các cơ quan sửa đổi các thông tư liên quan.

Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương khắc phục triệt để vấn đề xăng dầu; thúc đẩy thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp.

Bộ Y tế khắc phục bằng được tình trạng thiếu thuốc, sinh phẩm, vật tư y tế; phối hợp Bộ GD&ĐT đẩy mạnh tiêm chủng cho học sinh đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả; không để dịch chồng dịch.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng giao Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thúc đẩy sử dụng 4 triệu tỉ đồng vốn tại các doanh nghiệp nhà nước hiệu quả, đúng Pháp Luật.

thanh tra Chính phủ khẩn trương kết luận các cuộc thanh tra; tổ chức thanh tra đối với các vấn đề mới nổi lên...

Thủ tướng nhấn mạnh các bộ, ngành phải làm tốt đồng thời cả 3 việc: Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ thường xuyên; tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng kéo dài; ứng phó kịp thời những vấn đề mới phát sinh.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật