Tháp nắng

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sen đã tàn. Mấy mặt hồ xa xa trơ những cuống lá héo khô. Nhìn cảnh tượng đó, khó mà hình dung được chỉ mươi ngày trước nơi ấy là thảm hoa rực rỡ, ngát hương. Vân chợt nghĩ, rồi mình cũng sẽ như sen kia, rời bỏ thế giới tươi đẹp này thật nhẹ nhàng và bất ngờ.
Tháp nắng
Ảnh minh họa

Vân xòe tay qua ô cửa. Nắng như tơ vàng trút xuống, chảy qua các ngón gầy, nhảy nhót. Vân đưa tay lên vun nắng lại. Cảm giác như màu vàng đặc lại, trong vắt, chất cao lên nhau thành cái tháp nhiều tầng lộng lẫy. Tháp Bayon 4 mặt. Đâu là khuôn mặt của mình nhỉ? Có lẽ khuôn mặt thật sự của Vân đang ở cái làng xa lắc.

Nơi ấy, mùa này ổi chín đưa hương khắp ngõ, thị chín vàng trong những mảnh vườn hoang. Đám bạn tuổi thơ chăn trâu bắt bướm giờ đã lập gia đình hết, trừ Vân. Khẽ đưa tay vuốt tóc, rồi Vân tự mỉm cười, làm gì có tóc nữa... Bây giờ bệnh viện là nhà, quanh năm suốt tháng, chắc hết đợt xạ trị này Vân sẽ về quê. Nhiều lúc Vân nghĩ, nếu mình thả tay ra, từ tầng 20 này, sẽ thế nào nhỉ...

Mọi thứ rồi sẽ tan đi. Nhưng không, mỗi lần Vân nghĩ thế lại thấy khuôn mặt hớn hở của Long xuất hiện cùng câu nói quen thuộc “em cưới anh đi”. Vân chưa khi nào dám nhìn Long thật lâu, bởi như thế, Vân sẽ mủi lòng, sẽ gật đầu. Đám cưới sẽ diễn ra, Long sẽ chất lên vai mình gánh nặng ngàn cân, mẹ Long sẽ rầu rĩ, mong mỏi cháu nội xiết bao.

- Chị Vân ơi, chị có đi dự buổi nói chuyện về sách dưới tầng một không, em và chị đi nhé - tiếng cô bé Ngọc phòng bên dứt Vân ra khỏi những suy nghĩ miên man.

- Nói chuyện sách á? Sách gì em?

- Em không rõ, nhưng nói về cuốn sách gì đó hay lắm, giúp sống hạnh phúc.

- Ừ đi.

Tầng một chật kín, đa phần bệnh nhân, số ít là bác sĩ và nhân viên bệnh viện ngồi trong hội trường lớn. Diễn giả là người đàn ông cụt một tay. Anh nói về những cuốn sách giúp con người ta chấp nhận bản thân, biết tự cải tạo đời sống chính mình và sống hạnh phúc với những gì mình có.

Tựa sách cuối cùng anh giới thiệu là cuốn “Hạnh phúc hay không do ta quyết định”, sách dịch, tác giả và dịch giả Vân không nhớ. Vân nghe từng lời và nhận thấy hóa ra trên đời này, không phải mình Vân gặp chuyện không may, rất nhiều người còn bi đát hơn, chính diễn giả cũng là một tấm gương lớn. Họ biết cách chung sống và vượt lên nghịch cảnh, họ đã thấy hạnh phúc. Bác sĩ nói rồi, ung thư v‌ú được điều trị kịp thời cũng sẽ sống thọ, không nên quá lo lắng.

Vân như đẩy được hòn đá lớn trong lòng đi. Lâu nay Vân cứ ngẫm nghĩ tiếc đời, tiếc bốn năm đại học của mình, tiếc thanh xuân khi biết mình bị bệnh. Từ nay, Vân sẽ khác, cô nhủ thế và mua vài cuốn sách mang về phòng. Lạ thật, suốt bao ngày nay, mà bây giờ, lần đầu tiên Vân nghe bản nhạc “Phiên chợ Ba Tư” lại thấy nó hay đến thế.

Vân nhớ mẹ. Hồi đầu mẹ đi chăm cô, nhưng sau cô ở một mình, mẹ còn về chợ búa cơm nước cho bố và em trai đang đi học. Chắc giờ này mẹ đang cặm cụi làm vườn. Vân thèm dụi mặt vào lưng áo mẹ, ngửi mùi mồ hôi, mùi nắng, mùi khói bếp, mùi cỏ cây xiết bao...

Vân nhớ bố. Bố làm thợ cơ khí trong nhà máy, công việc vất vả quanh năm nên mong con gái đầu học Luật rồi ra làm công việc chữ nghĩa cho sạch sẽ. Nhưng rồi bố sốc vì Vân bệnh. Ông ưu tư ngồi trắng đêm bên giường con gái. Cô đã cười để bố mẹ vui, bảo rồi sẽ lấy chồng, đẻ một đàn con cho ông bà bế...

Vân nuôi khao khát thầm kín là học một lớp điều dưỡng khoảng nửa năm để có thể tự chăm sóc mình và nếu khỏe sẽ phụ giúp các bệnh nhân khác cùng cảnh ngộ.

Hôm nay thật vui. Bác sĩ điều trị đến phòng thông báo kết quả xạ trị của Vân rất tốt, chỉ thời gian ngắn nữa Vân có thể ra viện trở về cuộc sống bình thường. Vân òa khóc gục vào vai Long.

Vân nhớ Long. Anh luôn chiều cô, đưa cô đi chơi khắp nơi, sẵn sàng ở bên Vân cả ngày, làm mọi thứ để mình được vui. Nhưng lần nào cũng vậy, cứ nghe “anh cưới em nhé” hoặc “em cưới anh đi” là Vân lảng tránh. Cô chẳng muốn Long bị ràng buộc gì hết. Người đời buộc nhau bằng đám cưới rồi cũng ly hôn đầy đó thôi. Con cái bỗng lại trở thành thứ có thể chia đôi khi các cặp vợ chồng bỏ nhau. Thế nên Long đừng có nghĩ cưới là ổn, mà Vân như thế, cưới gì.

Nhớ chiều nọ mưa như trút, thành phố mờ mịt, đường ngập sâu trong nước. Long chở Vân tạt vội vào cái quán ven đường trú mưa. Hai đứa gọi hai cốc trà gừng ngồi nhìn mưa xối. Chị chủ nhà bị thọt chân đang kho cá. Mùi tương thơm nức. Bé gái chừng 10 tuổi ngồi ôm cái đàn cuculele chơi bài “Cả nhà thương nhau”.

Vân ngắm cô bé không chán mắt, giá mà sau này, Vân có thể sinh một đứa con, giống Long như đúc… Khuôn mặt bé gái chơi đàn không có nét gì giống mẹ nó, chắc là giống bố. Mãi sau này Vân mới biết, chị chủ quán vô sinh, đứa bé ấy chính là trẻ mồ côi bị bỏ rơi được chị mang về nuôi nấng. Chồng chị là thương binh nặng, nhiễm chất độc da cam.

- Em nghĩ thế nào nếu mình lấy nhau?

- Em không biết, anh đã nghĩ vậy à?

- Thì anh đang nghĩ đây, anh ngoài 30 tuổi, em 28, ở quê thì sắp ế rồi đấy, bố mẹ anh giục giã suốt ngày.

- Giờ cũng không ai dại lấy chồng sớm đâu. Em nghĩ em ở một mình tốt hơn.

- Thế em vứt anh đi à?

- Bán anh đi lấy tiền chứ sao lại vứt…

Vân bật cười khi thấy vẻ mặt ngơ ngác của Long. Nhiều lần lắm rồi, Long chờ đợi và hy vọng. Tình yêu đâu dễ bảo xa nhau mà xa được, dù bao lần Vân giục Long đi tìm cô gái khác. Long thì thấy trái tim mình đã thuộc về Vân vĩnh viễn rồi. Anh luôn im lặng mỗi khi Vân vùng vẫy chối từ cưới xin. Hai người đi bên nhau dọc con phố nhỏ sau bệnh viện, gió mùa thu se se, hai bàn tay nắm chặt không rời.

Hai người mua về cho bé Ngọc một bắp ngô nướng. Con bé mới 15 tuổi đã mắc trọng bệnh nhưng hễ dứt đau là vui vẻ, nhảy chân sáo khắp hành lang. Nhìn nó, đôi khi Vân cũng tự thấy xấu hổ. Nhất là sau buổi đi nghe nói chuyện sách về, Vân nhận ra mình thật khiếm khuyết trong suy nghĩ. Bé Ngọc cười rất tươi nhận bắp ngô và bảo, “anh chị cưới đi cho em ăn cỗ, nhớ mời em nhé, em thêu tặng anh chị một cái gối thật đẹp”.

Ngọc rất khéo tay. Hễ có thời gian là ngồi đan len, thêu thùa đủ thứ. Nhiều người thương Ngọc mua những miếng vải xinh xinh thêu bông hoa của Ngọc làm vật trang trí. Ngọc có thêm tiền cải thiện bữa ăn, nhà em ở quê nghèo, em nằm viện một mình. Vân luôn có Long mỗi ngày, dù công việc kỹ sư tin học ở công ty bận đến mấy, Long vẫn vào chăm Vân lúc cuối ngày.

Nhiều lần, khi ngồi bóp vai cho Vân, Long đã nhìn thấy bé Ngọc đứng nép ở cửa phòng bên nhìn hai người đầy vẻ chạnh lòng. Long dặn Vân có gì ăn thì nhớ chia cho Ngọc.

Vân nuôi khao khát thầm kín là học một lớp điều dưỡng khoảng nửa năm để có thể tự chăm sóc mình và nếu khỏe sẽ phụ giúp các bệnh nhân khác cùng cảnh ngộ.

Hôm nay thật vui. Bác sĩ điều trị đến phòng thông báo kết quả xạ trị của Vân rất tốt, chỉ thời gian ngắn nữa Vân có thể ra viện trở về cuộc sống bình thường. Vân òa khóc gục vào vai Long.

“Có tin này nữa, chị nghĩ Vân sẽ vui” - chị điều dưỡng trưởng cầm tờ giấy đưa cho Vân. Chao ôi, giấy đồng ý cho Vân đi học lớp điều dưỡng ngắn ngày của bệnh viện. Vân reo lên vui sướng. Ơ nhưng mà... Long khẽ gật đầu, thì ra anh đã đăng ký cho Vân đi học. Anh ủng hộ ý tưởng Vân sẽ làm việc trong tổ công tác xã hội tại đây, thay vì về nhà đi xin việc ở văn phòng luật sư nào đó.

Ngọn lửa thiện lành ấm áp đã luôn nhen nhóm trong lòng Vân, anh sẽ luôn để Vân được sống vui vẻ và hạnh phúc. Những khổ ải vừa qua với Vân đã quá đủ. “Em đã giấu anh chuyện này”. “ Chuyện gì vậy”? Vân mở tủ cá nhân đưa cho Long mẩu giấy chứng nhận hiến tạng sau khi mất. Long bất động vài giây rồi mới sực tỉnh, nghẹn ngào ôm Vân vào lòng. “Em thấy thoải mái thì em cứ làm, nhưng em còn phải ở bên anh đến 99 tuổi cơ”.

Tiếng cười giòn tan của Vân tan ra hành lang. Ngoài kia nắng xếp tầng tầng lớp lớp những ngọn tháp bảy màu lấp lóa. Có ngọn tháp vô hồi vô hạn chiều cao xếp trong lòng Vân. Nó là tình yêu, là niềm tin vào cuộc sống tràn đầy. Bé Ngọc chạy ra phố vẫy cái cờ nhỏ xíu. Long nắm tay Vân chạy theo. Bóng hai người vụt lướt loang loáng trên con phố. Giữa thảm lá thu bay như mưa, Vân hét lên vui sướng: “Em đồng ý cưới anh”. Những tháp nắng trổ dài theo gió.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật