Gazprom nối lại hoạt động cung cấp khí đốt cho Latvia

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã nối lại hoạt động cung cấp khí đốt cho Latvia từ ngày 5/8. Hoạt động này đã bị tạm dừng từ ngày 30/7 do ’vi phạm các điều kiện lấy khí đốt.
Gazprom nối lại hoạt động cung cấp khí đốt cho Latvia
Ảnh minh họa

Phóng viên TTTXVN tại Moskva dẫn số liệu từ Mạng lưới các nhà vận hành hệ thống truyền dẫn khí đốt của châu Âu (Entsog) cho biết Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã nối lại hoạt động cung cấp khí đốt cho Latvia từ ngày 5/8. Hoạt động này đã bị tạm dừng từ ngày 30/7 do "vi phạm các điều kiện lấy khí đốt”.

Theo dữ liệu trên hệ thống, khoảng 4 triệu m3 khí đốt đã được cung cấp thông qua trạm đo khí Luhamaa mỗi ngày.

Hồi tháng 3 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo yêu cầu các nước "không thân thiện" phải trả tiền mua khí đốt bằng đồng ruble. Chính phủ Latvia đã từ chối thanh toán khí đốt Nga bằng đồng ruble.

Số liệu của Entsog cho thấy khí đốt đã không được cung cấp trạm Luhamaa trong suốt tháng 4. Theo định kỳ, khí đốt được cung cấp qua trạm này vào tháng 5, tháng 6 và lần cuối cùng - vào cuối tháng 7.

Hồi tháng 6, Thủ tướng Latvia Krisjanis Karins tuyên bố nước ông không có ý định tiếp tục nhập khẩu khí đốt của Nga. Vào tháng 7, công ty vận hành chính hệ thống truyền dẫn khí đốt Latvijas của Latvia đã mua khí đốt của Nga thông qua một bên trung gian.

Trong khi đó, tham chiếu dữ liệu di chuyển của các tàu chở dầu, hãng tin Bloomberg ngày 8/8 cho biết các quốc gia Nam Âu đang bí mật mua dầu mỏ của Nga. Cụ thể, theo Bloomberg, các nước Italy, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Bulgaria và Romania đang bí mật mua dầu mỏ của Nga. Ngoài các nước Nam Âu, Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng cường nhập khẩu nhiên liệu của Nga.

Bloomberg cho rằng sự gia tăng nhu cầu mua dầu mỏ của Nga tại Liên minh châu Âu (EU) làm tăng nguy cơ vi phạm các biện pháp trừng phạt Nga. Theo Bloomberg, một số hàng hóa này “được xác định là không phải của Nga, mặc dù thực tế là chúng được khai thác và vận chuyển từ các cảng của Nga.

Điều này cho thấy khó khăn trong việc kiểm soát các lệnh trừng phạt liên quan đến việc mua dầu thô từ Nga khi chúng có hiệu lực vào tháng 12”.

Theo ước tính của Bloomberg, tổng nguồn cung nhiên liệu đã lên tới 1,38 triệu thùng mỗi ngày, cao nhất trong 5 tuần qua, song vẫn chưa vượt mức 1,85 triệu thùng/ngày trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật