Hưng Yên: Thúc đẩy liên kết doanh nghiệp và người nông dân trong xúc tiến tiêu thụ nông sản

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tại “Hội nghị xúc tiến tiêu thụ nhãn, nông sản tỉnh Hưng Yên năm 2022”, sáng 9/8, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Văn đề nghị các đơn vị quan tâm đầu tư, liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn cần xây dựng mối quan hệ gắn kết hai bên cùng có lợi, ổn định và phát triển.
Hưng Yên: Thúc đẩy liên kết doanh nghiệp và người nông dân trong xúc tiến tiêu thụ nông sản
“Hội nghị Xúc tiến tiêu thụ nhãn và Nông sản tỉnh Hưng Yên năm 2022“ nhận được sự quan tâm của lãnh đạo nhiều bộ, ngành.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Văn cho biết, trong bối cảnh tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, mặc dù số lượng các hoạt động xúc tiến thương mại được triển khai không nhiều, nhưng với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đã mang lại hiệu quả rõ nét trong việc đẩy mạnh thông tin, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ cho nhãn và nông sản của tỉnh, không để xảy ra ùn ứ khi chính vụ gây thiệt hai cho bà con nông dân.

Hoạt động xúc tiến đã thúc đẩy mạnh mẽ ứng dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ sản phẩm. Các hợp tác xã, trang trại, nhà vườn đã mạnh dạn xây dựng gian hàng và thực hiện hoạt động mua bán qua các sàn thương mại điện tử, hình thành phương thức kinh mới theo xu thế cách mạng công nghiệp 4.0.

Đặc biệt, phiên chợ vải lai chín sớm năm 2022 đã được tổ chức vào cuối tháng 5/2022 tại Khu Đô thị Ecopark với quy mô 50 gian hàng trưng bày, bán vải và các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh. Sự kiện đã thu hút được trên 15.000 lượt khách về tham quan, mua sắm, tạo được ấn tượng và tiếng vang đối với sản phẩm vải Hưng Yên.

Về hoạt động xuất khẩu nông sản ra với thế giới, tỉnh đã kết nối, phối hợp với cơ quan tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài lựa chọn, tham gia một số sự kiện xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản quốc tế để tìm kiếm thị trường mới, đặc biệt là các quốc gia như ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Singapore...

Các cơ quan chức năng đã tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã nâng cao tính chuyên nghiệp, kỹ năng bán hàng trực tuyến, kỹ năng marketing; hỗ trợ thực hiện các thủ tục có liên quan để kết nối, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của tỉnh, đặc biệt là với các thị trường có tiềm năng và tương đồng về văn hóa với Việt Nam như ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU...

Tuy nhiên, hiện nay, việc liên kết trong sản xuất nông nghiệp gắn với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm tại Hưng Yên chưa chặt chẽ, nhất là công đoạn sơ chế, bảo quản còn hạn chế, thiếu hệ thống kho lạnh, do vậy các doanh nghiệp phân phối gặp khó khăn khi cần lượng hàng lớn với chất lượng đảm bảo, đồng nhất.

Tỷ lệ áp dụng quy trình sản xuất VietGAP trong sản xuất, chăn nuôi chưa nhiều, chưa có hợp tác xã, trang trại thực hiện GlobalGAP. Chất lượng sản phẩm chưa đồng đều ở các địa phương nên gặp nhiều khó khăn khi thâm nhập các thị trường nước ngoài đòi hỏi khắt khe về an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật.

Thương hiệu sản phẩm Nhãn, Cam Hưng Yên có những lúc bị lạ‌m dụn‌g về danh tiếng, bị pha trộn nhiều loại sản phẩm của các địa phương khác nhau làm giảm uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Ông Trần Quốc Văn, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên phát biểu tại hội nghị.

Tại hội nghị, ông Văn nhấn mạnh yêu cầu phải đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn trong việc đưa quy trình VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ vào sản xuất, canh tác, đồng thời mở rộng diện tích canh tác theo quy trình VietGAP, GlobalGAP.

Tăng cường xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, bao bì sản phẩm nhằm bảo vệ thương hiệu, khẳng định chất lượng và uy tín của sản phẩm nông nghiệp Hưng Yên với người tiêu dùng.

Hỗ trợ hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến, bảo quản đến tiêu thụ, vừa tạo sự ổn định trong sản xuất, tiêu thụ vừa đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.

Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, nhà vườn của tỉnh để sản xuất nông nghiệp; xây dựng hệ thống kho lạnh, cơ sở sơ chế sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.

Đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu rau quả có uy tín để xuất khẩu nông sản của tỉnh; hỗ trợ, hướng dẫn về quy trình, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch nông sản đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu; giới thiệu nhà đầu tư, doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài nước triển khai các dự án sản xuất, chế biến nông sản, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao đời sống người nông dân…

“Đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, UNND tỉnh Hưng Yên đề nghị các đơn vị quan tâm đầu tư, liên kết, liên doanh trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn... của tỉnh Hưng Yên, xây dựng mối quan hệ gắn kết hai bên cùng có lợi, ổn định và phát triển”, ông Văn nói.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật