3 thời kỳ ‘nổi loạn’ điển hình của trẻ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Người lớn cần hiểu được thời kỳ nổi loạn của con để có phương pháp uốn nắn thích hợp. Bởi khi hiểu được nhu cầu tâm lý sau hành vi nổi loạn sẽ giúp phụ huynh không phải “đau đầu”...
3 thời kỳ ‘nổi loạn’ điển hình của trẻ
Ảnh minh họa

Nổi loạn tuổi lên ba

Từ hai tuổi là độ tuổi mà trẻ bắt đầu biết tự ý thức. Nhiều trẻ ở độ tuổi này thường rất hay nói “không” để đáp lại yêu cầu của người lớn. Ví dụ như “Ngủ!” - “Không ngủ!”, “Ăn đi!” - “Không ăn!”, “Con chào đi!” - “Không chào!” …

Đây là những hành vi được cho là nổi loạn khiến cha mẹ khá bức xúc. Tuy nhiên, có thể là do khi mẹ trò chuyện cùng con thường thích ra lệnh cho con đừng làm gì đó, không được làm gì đó, trẻ sẽ sớm học được cách nói “không”.

Hơn nữa, tuy trẻ có ý thức riêng khá mạnh, nhưng trong mối quan hệ với mọi người, có rất nhiều điều trẻ không biết cách biểu đạt ý kiến như thế nào. Ví dụ khi người khác lấy đồ chơi của trẻ, trong tình huống “cấp bách”, trẻ sẽ nổi loạn, thực hiện một số động tác như đấm đá, gào khóc…

Thời kỳ này, giảng viên Nguyễn Thu Hoài (Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam), khuyên rằng, nên để trẻ lựa chọn. Trước khi yêu cầu trẻ, hãy dùng cách cho con hai sự lựa chọn. Ví dụ như “Con muốn ăn cơm hay cháo?”, “Bây giờ chúng ta đi hay 5 phút nữa?”, “Con thích mặc váy hay quần áo?”…

Thật ra thì rất nhiều khi trẻ cũng không muốn xung đột quá nhiều với cha mẹ. Thông thường lúc này trẻ sẽ lựa chọn trong phạm vi được đưa ra. Làm như vậy vừa có thể dẫn dắt con, bên cạnh đó còn giúp trẻ cảm thấy bạn rất tôn trọng trẻ, trẻ sẽ có cảm giác được tự chủ. Bố mẹ cần xử lý khéo léo khi con 2 tuổi là độ tuổi nổi loạn của trẻ rất dễ nhìn thấy.

Cô Nguyễn Thu Hoài cho rằng, quan trọng hơn cả là người lớn không nên dùng giọng ra lệnh để trò chuyện cùng con. Ví dụ như: “Không được sờ vào đấy, không được ném…!”. Thay vào đó, hãy nói với trẻ theo cách đưa ra hệ quả để con hiểu. Đó là “con đừng sờ vào ổ điện sẽ bị giật chết người, con không ném đồ chơi vì hỏng là sẽ không được chơi nữa…”.

Thực tế, nhiều cha mẹ khi đưa ra yêu cầu thì ngay lập tức bắt con phải làm theo. Vì vậy, hãy cho con thời gian để phản ứng và thực hiện theo chứ không thể lập tức bắt con dừng lại ngay.

Ví dụ như trước khi ra ngoài hãy nhắc trẻ trước rằng: “Năm phút sau chúng ta sẽ ra ngoài nhé!” hoặc thay câu “Mau rửa tay rồi ăn cơm. Đừng lề mề nữa!” bằng “Năm phút nữa chúng ta ăn cơm nhé!”. Cách nói khác nhau tất nhiên sẽ thu về kết quả khác nhau và rất cần thiết trong độ tuổi nổi loạn của trẻ lúc này.

Ảnh minh họa Internet.

Nổi loạn thời tiểu học

Sau khi trẻ vào tiểu học, những người trẻ trò chuyện chủ yếu không còn là người thân, hàng xóm nữa, mà là bạn học và giáo viên. Khi vào tiểu học, trẻ sẽ cảm thấy mình lớn rồi, có thể tự quyết định, muốn thoát khỏi sự khống chế của cha mẹ, thế nên trẻ sẽ trở nên thích “cãi lại” người lớn.

Vì trẻ đã thay đổi, độ tuổi nổi loạn của trẻ đã khác nên cách giáo dục của cha mẹ cũng phải thay đổi theo. Đối với những trẻ trong độ tuổi nổi loạn này, cha mẹ nên dùng cách tương tác nhiều hơn để trò chuyện và hiểu con. Học cách lắng nghe suy nghĩ và quan điểm của con rồi mới bình luận.

Giảng viên Nguyễn Thu Hoài chia sẻ, cha mẹ nên thể hiện quyền lực một cách vừa phải, có những việc trẻ có thể tự làm thì cứ để trẻ làm. Hãy cho con cảm thấy được tôn trọng và khẳng định.

Ví dụ như đối với việc nuôi dưỡng sở thích của con, khi trẻ không thích chơi đàn, mẹ có thể bàn bạc cùng con: “Có phải con có sở thích khác không?” hay “Có phải con muốn phát triển sở thích nào đó chăng?”. Hãy xây dựng theo sở thích của trẻ, con vui thì mẹ cũng thoải mái, tăng động lực học tập thì mới đạt hiệu quả cao.

Đương nhiên là trong độ tuổi nổi loạn của trẻ giai đoạn này, thành tích học tập của con có thể sẽ không được ổn định. Và trẻ sẽ trở nên nổi loạn hơn nếu không được dẫn dắt đúng đắn.

Lúc này, cha mẹ cần có mẹo để hóa giải thái độ đối kháng của con. Cha mẹ nên thương lượng với con nhiều hơn, đừng tỏ ra chuyên quyền. Ngoài ra, hãy giúp các bé hình thành thói quen và quy luật sinh hoạt tốt trong giai đoạn này.

Ảnh minh họa Internet.

Nổi loạn tuổi dậ‌y th‌ì

Khi trẻ bước vào tuổi dậ‌y th‌ì, do tâm lý vẫn còn chưa phát triển đầy đủ, bất ổn định, nên trẻ thường xuyên cảm thấy thất bại, ở trong trạng thái lo âu.

Trong thời kỳ này, trẻ rất trọng thể diện, lòng tự tôn rất mạnh, vô cùng dễ bị ảnh hưởng từ bạn bè và làm những việc thách thức cha mẹ. Nếu cha mẹ muốn ép con nghe lời bằng “uy quyền” thì gần như chắc chắn là sẽ khiến tâm lý nổi loạn của con càng mạnh thêm.

Cha mẹ cần cố gắng ít can dự vào việc của con, hãy cho con không gian độc lập. Với những chuyện nhỏ nhặt không đáng thì nên bỏ qua mà chỉ chọn những vấn đề quan trọng nhất để chia sẻ.

Đặc biệt, với độ tuổi này, nói dài dòng chỉ khiến trẻ bức xúc. Vì vậy cần tập trung vào đúng nội dung để đạt hiệu quả. Đặc biệt cần ủng hộ con tự mình trải nghiệm, cổ vũ và an ủi khi con thất bại, khẳng định và khen ngợi khi con thành công.

Ngoài ra, cha mẹ có thể cho con xem một số những quyển sách tích cực. Bên cạnh đó, hãy đưa con đến nhiều nơi khác nhau để con tiếp xúc với nhiều người, đưa con đi cảm nhận… Mục đích nhằm cho con một môi trường giao tiếp xã hội lành mạnh. Không những vậy, cha mẹ cần yêu thương nhau, không khí gia đình càng căng thẳng thì trẻ càng dễ nổi loạn.

“Sự nổi loạn đối với trẻ là cơ hội để nhận thức và phát triển bản thân. Vì vậy, cha mẹ cần bình tĩnh đón nhận, dẫn dắt con một cách đúng đắn, cùng con học tập, cùng con lớn lên. Trong suốt thời gian con trưởng thành độ tuổi nổi loạn của trẻ sẽ thay đổi theo từng giai đoạn rất cần sự nhận biết của bố mẹ để giáo dục tốt hơn”, cô Hoài nhấn mạnh.

New Volume Lash by Bonna Beauty: Sydney Best EyeLash Extension near Bankstown Revesby Campsie.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật