Cơ hội cho nông sản Việt Nam sang các nước Châu Âu

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) năm 2022 sẽ tăng trưởng mạnh, thị phần được mở rộng nếu các DN biết tận dụng và năm bắt thời cơ trên cơ sở tôn trọng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Cơ hội cho nông sản Việt Nam sang các nước Châu Âu
Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực được dự báo tăng trưởng mạnh ở thị trường EU. Ảnh minh họa

Năm 2021, xuất khẩu Việt Nam sang EU lên đến 46 tỷ USD, tăng 14%. “Với đà tăng trưởng này, Châu Âu hiện đang là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản Việt Nam, chiếm 14% tổng doanh thu xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính”, Tiến sĩ Arjen Roem thông tin.

Những mặt hàng nông sản hàng đầu nhập khẩu từ Việt Nam là trái cây nhiệt đới, các loại hạt, gia vị tươi và khô trị giá 869 triệu ERU (39%); cà phê chưa rang, trà là 868 triệu EUR (38%); các sản phẩm nông sản còn lại là cà phê, trà, gạo, mỳ, bánh gọt, bánh quy. Xuất khẩu gỗ và đồ gỗ sang EU năm 2021 đạt 14 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2020.

Quý 1/2022, Việt Nam xuất hơn 22.500 tấn (18 triệu USD) gạo sang EU, tăng 4 lần về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ trọng xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam tới EU tăng từ 20% trong quý I/2021 đến 28% trong quý I/2022.

Theo Hải quan Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2002, dù tình hình thế giới có nhiều biến động, đặc biệt khó khăn về đứt gãy chuỗi cung ứng, giá cả hàng hóa tăng cao, tình hình logistics bất ổn do tác động của chiến sự Nga - Ukraina nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hà Lan tăng trưởng tốt với mức 29,6% so với cùng kỳ năm 2021, đạt giá trị 5,042 tỷ USD. Trong đó, thủy sản tăng 56,5%, rau quả tăng 21%, cà phê tăng hơn 300%, hạt tiêu tăng 75,6%, gạo tăng gần 24%.

Tại Diễn đàn kinh tế: Nông nghiệp - nông sản EU - Việt Nam diễn ra hồi tháng 7 ở TP.HCM, Cao ủy nông nghiệp châu Âu Janusz Wojciechowski cho biết thương mại nông sản giữa hai bên ước tính sẽ tăng trưởng hơn nữa trong năm nay và Việt Nam là một thị trường rất hấp dẫn với các doanh nghiệp EU.

Ông Wojciechowski nhận định Việt Nam rất thành công trong việc triển khai Hiệp định EVFTA vì hiện nay thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và EU là 27 tỉ euro.

"Tôi chúc mừng Việt Nam vì sự thành công trong việc quảng bá các sản phẩm, hàng hóa Việt Nam ở EU. Tôi cũng nhận thấy tiềm năng lớn để tăng tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm của EU trong cán cân này, mở rộng sự hiện diện của nông sản thực phẩm EU tại Việt Nam", ông nói.

Thời gian qua, EU liên tục cập nhập và tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu bao gồm thức ăn và các sản phẩm thực vật. Đồng thời, tăng cường áp dụng các tiêu chí mới về chứng nhận liên quan tới bảo vệ môi trường và pháp triển bền vững, có trách nhiệm với xã hội.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, khó khăn, thách thức lớn đối với DN Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường EU là những yêu cầu khắt khe của thị trường này về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.

Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần hỗ trợ DN, nhất là DN vừa và nhỏ có thể đạt được các chứng nhận về tiêu chuẩn, cơ sở hạ tầng cơ bản để xuất khẩu sang thị trường EU.

Về phía DN cần tập trung vào các sản phẩm xuất khẩu chính ngạch giá trị cao vào thị trường EU. Bên cạnh đó, tái cơ cấu một số ngành hàng, đặc biệt là các sản phẩm trái cây cần tái cơ cấu theo hướng gắn với thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đảm bảo giá trị lao động gắn liền với sản phẩm xuất khẩu.

Một điều đáng lưu ý nữa là sau khi có sản phẩm, cần tập trung phân phối sâu rộng vào thị trường EU. Để làm được điều này, DN Việt Nam cần kết nối với kênh phân phối lớn và hiện đại ở khu vực này, thông qua các nhà nhập khẩu lớn trong khu vực để duy trì kim ngạch xuất khẩu nông sản. Qua đó, giải quyết được vấn đề bán hàng qua trung gian, giúp người nông dân không bị thương lái trục lợi, ép giá.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật