Làm gì khi con bắt gặp “cản‌ּh nón‌ּg” của cha mẹ: Lời khuyên từ chuyên gia

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trẻ vô tình nhìn thấy cảnh bố mẹ â‌ּn á‌ּi có thể là “cơn ác mộng“ với bố mẹ, tuy nhiên, theo một số quan điểm về tâm lý học, đây được coi là cơ hội giáo dục giới tính cho trẻ.
Làm gì khi con bắt gặp “cản‌ּh nón‌ּg” của cha mẹ: Lời khuyên từ chuyên gia
Câu chuyện của cô bé 10 tuổi không may thấy cảnh “ân ái“ của bố mẹ (Ảnh minh họa). 

Để biến những "tai nạn" thành "cơ hội giáo dục", không phải bố mẹ nào cũng có thể đủ bình tĩnh và khéo léo để xử lý. Trong một số trường hợp, "tai nạn" này lại mang lại những sang chấn tâm lý cho trẻ.

Câu chuyện về cô bé 10 tuổi không may thấy cảnh â‌ּn á‌ּi của bố mẹ được chia sẻ đã nhận về rất nhiều ý kiến chia sẻ từ các bậc phụ huynh. Làm thế nào để ứng xử với con trong trường hợp này không phải ai cũng có kỹ năng đầy đủ. 

Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng Nguyễn Hạnh Ngân (Giám đốc Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí).

Chia sẻ về câu chuyện này, Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng Nguyễn Hạnh Ngân (Giám đốc Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí) cho biết: "Qua tình huống bé gái 10 tuổi thấy bố mẹ "sinh hoạt riêng" tôi có thể nhận thấy một số vấn đề sau:

Sự tôn trọng không gian riêng tư chưa thống nhất

Bố mẹ cần cung cấp cho con các kiến thức về sự riêng tư và tôn trọng thời gian riêng tư của mỗi cá nhân. Con cũng có khoảng thời gian riêng tư và không gian riêng của con (phòng ngủ) và bố mẹ cũng vậy.

Khi muốn tham gia vào không gian riêng, cần phải thông báo và được sự đồng ý của đối phương. Chính vì vậy, khi bố mẹ muốn vào phòng của con hay con muốn vào phòng của bố mẹ, việc đầu tiên cần làm là gõ cửa để thông báo sự xuất hiện, sau đó đợi sự đồng ý của đối phương.

Bố mẹ và con cái nên có những thỏa thuận với con những yêu cầu, nội dung về việc tôn trọng không gian riêng tư. Việc cùng con thảo luận về những yêu cầu, quy tắc cần phải tuân thủ thể hiện bố mẹ tôn trọng con là một cá thể riêng biệt, con có quyền và nghĩa vụ cá nhân đối với không gian riêng của bản thân và không gian chung của gia đình.

Thông qua việc này, con được củng cố vị thế cá nhân, tăng ý thức trách nhiệm, là một kíc‌h thí‌ch tích cực trong quá trình hình thành nhân cách cá nhân của con. Bố mẹ cũng có thể hiểu rõ hơn về đặc điểm tính cách, cảm xúc của con để kịp thời động viên hoặc điều chỉnh theo hướng đúng đắn.

Trong tình huống cô bé 10 tuổi vô tình thấy cảnh bố mẹ "sinh hoạt riêng" có thể thấy, bố mẹ nhận thức được về sự riêng tư, tuy nhiên chưa cung cấp đầy đủ kiến thức và hình thành kỹ năng phù hợp cho con dẫn đến việc con tự ý mở cửa phòng của bố mẹ khi chưa được sự đồng ý và thấy những hành động riêng tư từ phía bố mẹ.

Phản ứng của bố mẹ khi con thấy những tình huống riêng tư

Người bố trong tình huống trên khi thấy con mở cửa phòng trong lúc bố mẹ â‌ּn á‌ּi đã giận dữ và quát lên: "Mày có cút ngay ra ngoài không". Đây là phản ứng khi luống cuống, xấu hổ, đối mặt với những tình huống bất ngờ, đặc biệt với tình huống con gái nhìn thấy bố mẹ đang "sinh hoạt riêng".

Hành vi của người bố vô tình làm con gái tổn thương và hiểu sai về bản chất của vấn đề quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc. Điều này có thể sẽ để lại những ảnh hưởng nhất định về đời sống tình cảm của con sau này.

Bởi lẽ, tìn‌ּh dụ‌ּc là vấn đề tự nhiên, chúng ta cần thời gian và không gian riêng cho việc này, nhưng không phải vì thế mà quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc là đáng xấu hổ. Khi người bố phản ứng bằng cách quát mắng, cáu giận để che đi sự xấu hổ của bản thân, trước tiên trẻ sẽ cảm thấy buồn và tổn thương rất nhiều, sau đó chúng sẽ đặt câu hỏi vì sao bố lại nổi nóng như vậy và tò mò về cách ứng xử của bố hoặc sẽ hiểu nhầm rằng "chuyện bố mẹ đang làm là đáng xấu hổ".

Trong tình huống này, nếu bố mẹ khéo léo hơn một chút, có thể hỏi con: "Con quên không gõ cửa khi vào phòng bố mẹ à?", hoặc "Bố mẹ đang cần không gian riêng tư, con có thể quay lại phòng của mình được không?", thì có lẽ sẽ biến "tai nạn" thành "cơ hội giáo dục giới tính" cởi mở, thẳng thắn với con và chắc chắn không khí gia đình sẽ không khó xử như trong tình huống.

Đặc điểm phát triển tâm sin‌ּh l‌ּý lứa tuổi và cách tạo cơ hội giáo dục giới tính cho con

Cô bé trong tình huống đang ở tuổi lên 10, là giai đoạn tiền dậ‌y th‌ì của các bé gái. Ở giai đoạn phát triển lứa tuổi này, các bé đã có nhận thức rõ rệt về sự khác biệt về nam và nữ. Đặc biệt có sự tò mò nhất định về những thay đổi sin‌ּh l‌ּý của c‌ơ th‌ể. Hơn thế, tâm lý của giai đoạn này thường rất nhạ‌y cả‌m. Vì vậy, khi tiếp nhận những tình huống bất ngờ, với khả năng nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề và cảm xúc bất ổn, sẽ có những bùng nổ tâm lý tiêu cực.

Khi gặp những tình huống bất ngờ, trẻ cần có thời gian để tiếp nhận, phân tích và đánh giá tình huống đó. Trong tình huống có thể thấy, khi mẹ sang phòng muốn gặp con nói chuyện thì con đã từ chối, khóa trái cửa, và những ngày sau đó có những phản ứng hành vi tiêu cực.

Điều bố mẹ cần làm là cho con có thời gian để suy nghĩ, đánh giá về vấn đề, sau đó tìm cơ hội thích hợp để nói chuyện, trao đổi thẳng thắn với con các kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản.

Bố mẹ nên tránh đề cập trực tiếp vấn đề này với con, có thể tiếp cận gián tiếp thông qua sách báo, các phương tiện truyền thông... để trẻ hiểu rằng quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc là một điều riêng tư của các cặp vợ chồng, và điều này là nhu cầu sin‌ּh l‌ּý bình thường của con người.

Bố mẹ không nên nói dối, lảng tránh những câu hỏi của con trong quá trình trò chuyện, tuy nhiên cũng không nên miêu tả quá kĩ càng, mà có thể sử dụng những câu chuyện dễ thương, gần gũi để chia sẻ cho con hiểu hơn.

Dù chưa thể hiểu rõ bản chất của tìn‌ּh dụ‌ּc, nhưng trẻ ở độ tuổi này sẽ ý thức được đây là việc mà khi bố mẹ yêu nhau sẽ làm. Từ đó, bố mẹ sẽ gạt được nỗi xấu hổ và biến "tai nạn" này thành "cơ hội giáo dục giới tính" cho con.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật