17 bí ẩn thời tiền sử khiến con người sửng sốt, khoa học không cách nào lý giải (Phần 1)

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
17 thành tựu này của văn minh tiền sử đều hết sức đáng kinh ngạc và khiến nhà khoa học trên khắp thế giới dù có đau đầu lý giải vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời.
17 bí ẩn thời tiền sử khiến con người sửng sốt, khoa học không cách nào lý giải (Phần 1)
17 thành tựu này của văn minh tiền sử đều hết sức đáng kinh ngạc và khiến chúng ta phải nhìn nhận lại đánh giá của mình về các nền văn minh tiền sử. (Wikipedia Commons)

1. Đại kim tự tháp Khufu, Ai Cập

Đại kim tự tháp Khufu ở Ai Cập được tạo thành từ 2,3 triệu tảng cự thạch, mỗi tảng nặng trung bình 2,5 tấn; lớn nhất là 250 tấn.

Đại kim tự tháp Khufu ở Ai Cập được tạo thành từ 2,3 triệu tảng cự thạch, mỗi tảng nặng trung bình 2,5 tấn; lớn nhất là 250 tấn.

Kích thước hình học của nó rất chính xác. Bốn mặt của nó hướng về bốn phía đông nam tây bắc. Chiều cao của nó nhân với 10^9 thì bằng khoảng cách từ trái đất đến mặt trời, nhân với 43,200 lần thì đúng bằng khoảng cách từ Bắc Cực tới mặt phẳng xích đạo, chu vi của nó nhân với 43,200 thì chính xác bằng chu vi của đường xích đạo Trái đất.

Vị trí của nó vừa hay nằm trên kinh tuyến của Trái đất, lỗ nhỏ bên trong kim tự tháp đối diện với sao Thiên Lang (ngôi sao sáng nhất trên bầu trời). Kinh tuyến đi qua kim tự tháp sẽ chia đại dương trên trái đất và đất liền thành hai nửa bằng nhau. Lấy diện tích đáy của kim tự tháp chia cho hai lần chiều cao của tháp chính xác là số Pi nổi tiếng; toàn bộ kim tự tháp nằm ở trung tâm trọng lực các lục địa.

Liệu có thể nói tất cả những điều này chỉ là trùng hợp được không? Số lượng sự "trùng hợp" còn có thể liệt kê ra rất nhiều, chẳng lẽ chỉ là sự trùng hợp thôi sao? Sự hoài nghi này có thể động chạm tới lòng tự tôn dân tộc của người Ai Cập, nhưng đối với công trình kỳ vĩ với 2,3 triệu tảng cự thạch, các học giả chỉ ra rằng với trình độ công nghệ lúc bấy giờ, Ai Cập phải có dân số 50 triệu người mới có thể làm được, trong khi trên thế giới lúc bấy giờ chỉ có 20 triệu người.

Ngoài ra, nhà hóa học người Pháp Joseph David Duyvis đã nghiên cứu dưới góc độ hóa học và hiển vi, ông cho rằng những tảng đá dùng xây kim tự tháp có thể là do nhân công đúc thành.

Dựa trên kết quả hóa nghiệm, ông kết luận rằng những tảng đá trên kim tự tháp được đổ nhân tạo và đổ bê tông bằng vôi và vỏ sò, phương pháp tương tự như đổ bê tông ngày nay. Vì hỗn hợp này đông đặc và cứng lại rất tốt nên mọi người khó phân biệt được đâu là đá tự nhiên.

Ngoài ra, David Duyvis cũng đưa ra một bằng chứng thuyết phục: Ông đã tìm thấy một sợi tóc người dài khoảng 1 inch trong phiến đá. Cách giải thích duy nhất có thể là do người công nhân đã vô tình làm rơi sợi tóc đó vào trong bê tông, và nó đã được bảo tồn cho đến ngày nay.

Chắc hẳn ai đó đã xây dựng các kim tự tháp trước khi người Ai Cập cổ đại sử dụng các kỹ thuật xây dựng rất phát triển. Họ đã cố gắng truyền tải một thông điệp nào đó đến các thế hệ sau này thông qua kim tự tháp, và niềm tự hào của họ.

Phát hiện mới nhất của các nhà khoa học chỉ ra rằng kim tự tháp từng bị ngập trong nước.

2. Một lò phản ứng hạt nhân hai tỷ năm trước

Oklo là tên một mỏ uranium ở Cộng hòa Ga-bông. Từ khu vực khai thác này, nước Pháp thu được uranium cần thiết cho chương trình hạt nhân của mình. 

Hai tỷ năm trước, ở nước Cộng hòa Ga-bông của Châu Phi ngày nay, có một lò phản ứng hạt nhân cỡ lớn, đã hoạt động hàng chục nghìn năm. Oklo là tên một mỏ uranium ở Cộng hòa Ga-bông. Từ khu vực khai thác này, nước Pháp thu được uranium cần thiết cho chương trình hạt nhân của mình.

Năm 1972, khi quặng uranium từ khu vực khai thác này được vận chuyển đến một nhà máy khuếch tán khí ở Pháp, người ta phát hiện ra rằng những quặng uranium này đã được sử dụng, hàm lượng uranium của nó nhỏ hơn 0,3%, thấp hơn hàm lượng tự nhiên là 0,711%. Có vẻ như những quặng uranium này đã được sử dụng bởi một lò phản ứng hạt nhân.

Chính phủ Pháp đã công bố phát hiện này, gây chấn động thế giới.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu quặng uranium này, và kết quả nghiên cứu đã được công bố tại một cuộc họp của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế vào năm 1975.

Vậy, rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra với quặng uranium này? Thật vậy, những quặng uranium này đã được sử dụng. Các nhà khoa học Pháp đã tìm thấy các sản phẩm phân hạch hạt nhân và chất thải TRU ở các nơi khác nhau trên khắp khu vực khai thác. Lúc đầu, những phát hiện này khiến mọi người rất bối rối, bởi vì sử dụng uranium tự nhiên thì không thể làm cho một lò phản ứng hạt nhân vượt qua điểm tới hạn (mà xảy ra phản ứng hạt nhân diễn ra), trừ khi trong những trường hợp đặc biệt, có than chì và nước nặng.

Nhưng ở khu vực xung quanh Oklo, không bao giờ có thể có được điều kiện này. Chu kỳ bán rã của U235 là 700 triệu (7,13 X10 ^ 8) năm, nhỏ hơn chu kỳ bán rã của U238 (4,51 X10 ^ 9) năm. Kể từ khi hình thành trái đất, U235 bị phân hủy nhiều hơn so với U238. Điều này cho thấy trước đây rất lâu, hàm lượng quặng uranium tự nhiên cao hơn nhiều so với ngày nay.

Trên thực tế, một phép tính đơn giản có thể chứng minh rằng vào 3 tỷ năm trước hàm lượng là khoảng 3%. Và hàm lượng này đủ để thực hiện phản ứng hạt nhân trong nước thông thường. Vào thời điểm đó, có nguồn nước ở gần Oklo. Đáng ngạc nhiên là kết cấu của lò phản ứng hạt nhân này rất hợp lý.

Ví dụ, kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy lò phản ứng hạt nhân này dài mấy km và chứa khoảng 500 tấn quặng uranium ở 6 khu vực. Một lò phản ứng hạt nhân khổng lồ như vậy, nhưng tác động của nó đến môi trường xung quanh chỉ giới hạn trong phạm vi 40m xung quanh khu vực phản ứng. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là chất thải do phản ứng hạt nhân tạo ra không phát tán mà chỉ tập trung quanh khu vực khai thác. Lò phản ứng hạt nhân này đã hoạt động được 500.000 năm.

Nói cách khác, hai tỷ năm trước, ở nơi mà chúng ta gọi là Okelo ngày nay, có thể đã có một nền văn minh phát triển rất cao, vượt xa nền văn minh của loài người ngày nay. Thực tế, hiện nay nhiều người đã biết đây là di tích do nền văn minh tiền sử để lại. Trước những điều đó, các nhà khoa học đã thừa nhận đây là một lò phản ứng hạt nhân cổ đại, đã viết nó vào sách giáo khoa và nghiên cứu nó trong việc xử lý chất thải hạt nhân.

Nhưng không có nhiều người dám khám phá thêm một bước nữa. So với lò phản ứng hạt nhân cỡ lớn này, thì lò phản ứng hạt nhân lớn nhất mà nhân loại có thể xây dựng ngày nay cũng không thể sánh được. Làm thế nào mà một nền văn minh phát triển như vậy lại có thể suy tàn và biến mất?

3. Tượng nhân sư ở cao nguyên Giza, Ai Cập

Tượng Nhân sư trên Cao nguyên Giza quay mặt về hướng đông. (Wikipedia Commons)

Theo phân tích địa chất và thiên văn mới nhất, công trình này có thể lâu đời hơn nhiều so với ước tính trước đó của các nhà khảo cổ học.

Một giáo sư thuộc Hiệp hội Địa chất Hoa Kỳ cho biết, hiện tượng xói mòn xảy ra trên thân tượng Nhân sư dường như không phải do gió và cát gây ra. Nếu sự xói mòn do gió và cát gây ra thì sẽ bằng phẳng và sắc nét, trong khi rìa xói mòn của tượng Nhân sư tương đối tròn và cùn, có dạng sóng uốn khúc, một số vết xói rất sâu, sâu tới 2m.

Ngoài ra, phần trên bị xói mòn nhiều hơn, mức độ bị xói mòn ở phần dưới không lớn như vậy. Đây là dấu vết đặc trưng của xói mòn do mưa. Mà thời gian tượng Nhân sư tiếp xúc với không khí tối đa không quá 1.000 năm, thời gian còn lại nó bị chôn vùi trong cát đá.

Nếu nó thực sự được xây dựng vào Vương triều Khafra của Ai Cập và bị xói mòn bởi gió và cát, thì các kiến trúc đá vôi khác cùng thời kỳ lẽ ra cũng bị xói mòn ở mức độ tương tự. Tuy nhiên, không có công trình nào trong thời đại đó có mức độ ăn mòn nghiêm trọng như tượng nhân sư.

Kể từ 3000 năm TCN, trên cao nguyên Giza không có đủ mưa để gây xói mòn tượng Nhân sư như thế, vì vậy chỉ có thể giải thích rằng những dấu vết này được để lại từ rất lâu trước đây, khi trên cao nguyên Giza có nhiều mưa và nhiệt độ cao.

Ngoài ra, theo tính toán thiên văn, khoảng từ năm 11000 TCN đến năm 8810 TCN, trên Địa cầu vào thời điểm xuân phân hằng năm, mặt trời mọc lên ở phía đông trong bối cảnh chòm sao Sư tử, lúc đó vừa hay tượng Nhân sư sẽ đối diện với chòm sao Sư tử.

Dựa trên những phân tích trên, các nhà khảo cổ học phỏng đoán rằng tượng Nhân sư có lẽ đã được xây dựng cách đây hơn 10.000 năm. Phát hiện mới nhất của các nhà khoa học chỉ ra rằng tượng Nhân sư đã bị nhấn chìm trong nước.

4. Nhà hát của nền văn minh Hy Lạp cổ đại

Nhà hát Dionysus, có sức chứa 15.000 người, hiệu ứng âm thanh cũng rất tốt. (Wikipedia commons)

Có rất nhiều di tích đáng kinh ngạc của nền văn minh Hy Lạp cổ đại để lại, một trong số đó là Nhà hát Dionysus, có sức chứa 15.000 người, hiệu ứng âm thanh cũng rất tốt.

Tuy nhà hát này thuộc hình thức sân khấu ngoài trời nhưng giữa sân khấu dù nói rất nhỏ nhưng khán giả vẫn có thể nghe rõ, loại công nghệ thiết kế siêu việt này con người hiện đại không thể làm được.

5. Hộp sọ pha lê Honduras

Hộp sọ pha lê không để lại bất kỳ dấu vết nào của việc sử dụng công cụ, tức là một bộ chạm khắc pha lê hoàn mỹ. (Wikipedia Commons)

Vào năm 1927, một hộp sọ pha lê được phát hiện ở Honduras ngày nay, niên đại được ước tính là thuộc nền văn minh Maya.

Đây là một thứ được làm bằng pha lê trong suốt có độ tinh khiết cao, không khác gì một hộp sọ của con người.

Hộp sọ pha lê không để lại bất kỳ dấu vết nào của việc sử dụng công cụ, tức là một bộ chạm khắc pha lê hoàn mỹ.

Độ cứng của pha lê khoảng 7 độ, dùng dao thông thường cũng không thể để lại vết trên pha lê này. Khi chiếu tia laze vào lỗ mũi, toàn bộ hộp sọ sẽ phát ra ánh sáng.

Bởi vậy, các nhà khoa học suy đoán rằng bên trong hộp sọ có thấu kính phức tạp tác dụng phản xạ rất hiệu quả. Công nghệ hiện đại của chúng ta khó có thể đạt đến trình độ như vậy.

6. Tháp Babel cách đây 5 nghìn năm

Tháp Babel có chiều dài và chiều rộng đều 91 mét, được làm bằng đá tảng, có bảy tầng và cao hàng trăm mét.

Tọa lạc tại di chỉ Babylon cổ đại và được xây dựng cách đây 5.000 năm, tháp Babel có chiều dài và chiều rộng đều 91 mét, được làm bằng đá tảng, có bảy tầng và cao hàng trăm mét. Nhà sử học Hy Lạp cổ đại Herodotus cũng đã ghi lại một tháp Babel như vậy trong các tác phẩm của mình. Khi đến thăm thành phố Babylon vào năm 460 TCN, ông đã nhìn thấy tháp Babel bị bỏ hoang.

Theo mô tả của ông, tháp Babel có một tòa tháp chính kiên cố, cao khoảng 201 mét, có 8 tầng. Có một kênh xoắn ốc bên ngoài, đi lên tháp và lên đến đỉnh tháp, và có ghế ngồi ở dọc đường để nghỉ chân. Herodotus ghi lại rằng chân tháp mỗi cạnh dài khoảng 90 mét, và cao khoảng 90 mét.

Ông cũng kể lại rằng: “Một tòa miếu thờ thần rất lớn được xây dựng trên tháp Babel, với một chiếc ghế dài tinh xảo và một chiếc bàn vàng bên cạnh.”

7. Những cự thạch ở Anh cách đây 4.000 năm

Nhóm cự thạch còn ẩn chứa nhiều kiến thức về thiên văn. (pixabay)

Nhiều công trình cự thạch vẫn còn ở các nước Tây Âu, trong đó nhóm cự thạch ở Đồng bằng Salisbury ở miền nam nước Anh là ngoạn mục nhất và phức tạp nhất.

Hàng rào bằng đá tảng cao được dựng lên từ những tảng đá cao 4 mét và nặng 25-30 tấn, vẻ tráng lệ của nó bất ngờ hiện ra giữa cánh đồng rộng lớn mà không có bất kỳ sự cản trở nào.

Người ta cho rằng nó đã có lịch sử 4.000 năm, hiện đã chứng minh được rằng các cự thạch được xây dựng trên công nghệ cao và các cự thạch được lấy từ những nơi cách xa 33 km và 200 km, và chỉ có thể dùng phương tiện vận tải hiện đại mới có thể vận chuyển được.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nhóm cự thạch còn ẩn chứa nhiều kiến thức về thiên văn.

8. 1.000 bức tượng đá khổng lồ trên đảo Phục sinh

Đảo Phục Sinh nằm cách bờ biển Chile 3.700 km, với diện tích khoảng 120 km2. (Wikipedia commons)

Đảo Phục Sinh nằm cách bờ biển Chile 3.700 km, với diện tích khoảng 120 km2.

Có khoảng 1.000 bức tượng đá khổng lồ được tìm thấy trên đảo, khuôn mặt của các tượng đều dài bất thường, mũi thì hếch lên,  tai to và rủ xuống, trên thân thể chạm hình chim bay, cùng có cánh tay buông thõng hai bên và mặt hướng về khoảng không xa xôi.

Hầu hết các tượng đá nặng khoảng 20 tấn, chiều cao từ 3,5m đến 4,5m, tượng lớn nhất cao khoảng 10m nặng 90 tấn, so với tượng này, trong số các tượng đá chưa hoàn thành còn có tượng đá lớn gấp đôi.

Một số tượng còn đội mũ làm bằng đá núi lửa màu đỏ, mà đội mũ này lên tượng còn khó hơn là tự chế tác trên tượng. Đồng thời, trên tượng đá có nhãn cầu làm bằng đá san hô trắng.

Theo tìm hiểu, tất cả các bức tượng cự thạch đều đến từ một mỏ đá ở một nơi khác trên đảo. Ngoài các bức tượng đá, các di vật khác cũng được tìm thấy trên đảo, bao gồm các bảng gỗ có chữ tượng hình giống các ký tự phương Đông.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật