La Quán Trung một câu khiên cưỡng, Tào Thừa tướng oan chịu ngàn năm!

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày nay có nhiều người sau khi đọc xong “Tam Quốc Diễn Nghĩa” lại có cảm tưởng như Tào Tháo là một kẻ xấu, đặc biệt là khi Tào Tháo vô tình giết chết cả nhà Lã Bá Xa, giết hết cả nhà còn chưa yên tâm, gặp Lã Bá Xa ở bên ngoài lại cũng giết luôn.
La Quán Trung một câu khiên cưỡng, Tào Thừa tướng oan chịu ngàn năm!
Ảnh minh họa

Bây giờ nhìn lại, khoan nói đến câu nói này có căn cứ lịch sử hay không, mà từ trong tình tiết câu chuyện cũng thấy được là có chút ly kỳ. Thật ra trong “Ngụy Thư” có nội dung ghi chép liên quan đến nhân vật Lã Bá Xa: Tào Tháo đi qua địa khu của cố nhân là Lã Bá Xa. Lúc đó ông ta không có nhà, con trai Lã Bá Xa và những môn khách trong gia đình họ Lã đã cùng nhau ngăn Tào Tháo lại, lấy hết ngựa và thực phẩm của Tào Tháo, đó mới là nguyên do khiến cho Tào Tháo phải bất đắc dĩ mà ra tay giết rất nhiều người.

Đương nhiên chúng ta không biện minh cho những hành động kể trên của nhân vật Tào Tháo, nhưng ở đây không thể không chú ý đến tình tiết con trai của Lã Bá Xa và những môn khách của họ Lã ra tay trước chứ không phải bản thân Tào Tháo chủ động xuống tay. Tào Tháo với tình cảnh là người bị hại, trong lúc nguy nan bị số đông uy hiế‌p thì hành động của ông ta cũng có thể được xem là phòng bị chính đáng. Còn về câu nói: “Ta thà phụ người trong thiên hạ, chứ không thể để người trong thiên hạ phụ ta” thì càng không có căn cứ. Tào Tháo chắc chắn là chưa từng nói câu nói này, nhưng liên quan đến câu nói này cũng có một số ghi chép tương tự:

Trong “Tôn Thịnh Tạp Ký” có nhắc đến một câu nói, kể rằng Tào Tháo nghe thấy trong nhà này có tiếng mài dao giết lợn tưởng rằng họ có ý đồ xấu với mình, nên vào lúc nửa đêm đã giết chết cả nhà họ Lã.

Lúc này Tào Tháo vô cùng đau buồn, thốt lên những lời thật lòng: “Thà ta phụ người khác, cũng không thể để người khác phụ ta”. Thật ra đây mới là nguồn gốc câu chuyện giết Lã Bá Xa trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Chẳng qua là ý nghĩa trong “Tôn Thịnh Tạp Ký” và “Tam Quốc Diễn Nghĩa” khác nhau mà thôi.

Trong “Tôn Thịnh Tạp Ký” kể rằng sau khi Tào Tháo giết người xong ông vô cùng đau buồn, vừa tự trách bản thân vừa cảm thấy đau lòng. Còn “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của La Quán Trung thì bề mặt câu chữ lại không phải là diễn đạt ý này, La Quán Trung vì muốn bôi nhọ hình tượng nhân vật Tào Tháo, nên đã trực tiếp sửa đổi ý nghĩa của câu nói trên, – tức sửa đổi câu nói chưa được định nghĩa rõ ràng trong “Tôn Thịnh Tạp Ký”.

Thực ra ngày nay cũng có người cho rằng tình tiết này trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa” biên soạn không được hợp lý. Bởi vì nếu như lúc đó cả nhà Lã Bá Xa muốn giết lợn thì tại sao chỉ có tiếng mài dao thôi, còn tiếng lợn kêu ở đâu? Chẳng lẽ một anh hùng như Tào Tháo lại chỉ có thể nghe tiếng mài dao mà lại không nghe thấy tiếng kêu thảm thiết của lợn hay sao?

Có lẽ có người sẽ nói những gì viết trong “Ngụy Thư” không thật chút nào, còn về “Tôn Thịnh Tạp Ký” lại còn là sách dã sử, không có ý nghĩa tham khảo gì cả. Nhưng như vậy thì chẳng phải cũng cần hỏi ngược lại một câu rằng: Chẳng lẽ tiểu thuyết của La Quán Trung thì đáng tin cậy hơn sao? Là một nhân tài trị thế nhưng mãi luôn bị mọi người nhận định là một “gian hùng thời loạn thế”, trước biết bao lời bình phẩm, khen chê của người trong nhân thế, không thể không nói Tào Tháo thật sự là bị oan ức, rất oan ức.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật