Cải thiện chất lượng không khí giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cải thiện chất lượng không khí cũng giúp cải thiện chức năng nhận thức và giảm nguy cơ sa sút trí tuệ, theo 3 nghiên cứu vừa được công bố tại Hội nghị Quốc tế Hiệp hội Alzheimer Mỹ. Các nghiên cứu này đều xem xét tác động của việc giảm khí nitơ điôxít (NO2) và các hạt bụi mịn có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micrômét (PM2.5).
Cải thiện chất lượng không khí giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ
Ảnh minh họa

Ở nghiên cứu đầu tiên, các chuyên gia tại Ðại học Nam California đã theo dõi một nhóm phụ nữ từ 79-92 tuổi có trí não khỏe mạnh và kiểm tra năng lực nhận thức của họ hằng năm để xem có khởi phát bệnh sa sút trí tuệ hay không. Mức độ ô nhiễm không khí tại nơi ở của các đối tượng cũng được ghi nhận. Kết quả cuối cùng cho thấy việc cải thiện chất lượng không khí trong hơn 10 năm đã giúp giảm đến 26% nguy cơ bị sa sút trí tuệ ở người tham gia.

Trong khi đó, nhóm nghiên cứu tại Ðại học California, San di‌ego phân tích dữ liệu của hơn 7.000 người từ 65 tuổi trở lên và phát hiện rằng việc giảm nồng độ PM2.5 giúp giảm 15% nguy cơ bị sa sút trí tuệ vì mọi nguyên nhân. Tương tự, nghiên cứu tiến hành trên hơn 3.000 người có trí não khỏe mạnh của Ðại học Washington tập trung vào mối liên quan giữa ô nhiễm không khí kéo dài và việc gia tăng các mảng bám beta-amyloid, một yếu tố gây bệnh Alzheimer. Sau khi phân tích tình trạng ô nhiễm không khí xung quanh nhà của người tham gia và theo dõi họ trong 20 năm, nhóm nghiên cứu nhận thấy tình trạng phơi nhiễm kéo dài với các chất ô nhiễm không khí có liên quan đến mức beta-amyloid cao hơn trong máu.

Theo các chuyên gia, phát hiện mới nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng của việc thực thi các chính sách và hành động nhằm làm giảm các chất gây ô nhiễm không khí để bảo vệ sức khỏe trí não cho mọi người.

Ðược biết, PM2.5 có thể dễ dàng xâm nhập vào phổi và dòng máu, trong khi khí NO2 có thể tổn hại các tế bào của hệ miễn dịch trong phổi và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật