Khi nào nên chườm lạnh, chườm nóng

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khi bị đau, gặp tai nạn chấn thương sưng tấy phần mềm, nhiều người lấy đá lạnh để chườm nhưng cũng có người lại sử dụng dầu nóng xoa bóp hoặc chườm ấm để hạn chế sưng tấy. Vậy, khi nào nên chườm lạnh, khi nào thì chườm nóng?
Khi nào nên chườm lạnh, chườm nóng
Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia y tế, cách chườm lạnh chỉ được sử dụng trong các trường hợp bị đau cấp như: Đau ngay sau chấn thương, đau răng, đau đầu... Việc chườm lạnh sẽ giúp hạn chế xuất huyết, phù nề; hạn chế viêm cấp; hạ thân nhiệt khi sốt cao; giảm đau trong một số trường hợp tổn thương thần kinh ngoại vi, đau co cứng cơ.

Chườm lạnh sẽ có tác dụng làm các mạch máu nhỏ co lại dẫn đến tốc độ dòng máu chậm lại và giảm tuần hoàn tại chỗ, giảm chuyển hóa, giảm tiêu thụ ô xy, giảm tính thấm thành mạch và khả năng xuyên mạch của bạch cầu, giảm phù nề...

Chườm lạnh có thể giúp điều trị các vấn đề về khớp hoặc cơ bị sưng và viêm. Nó chỉ có hiệu quả nhất trong vòng 48 giờ sau chấn thương và lưu ý, không nên chườm lạnh ở vị trí tổn thương là vết thương hở...

Với phương pháp chườm nóng, các nhà nghiên cứu chỉ ra, nhiệt nóng (từ trên 37 độ C - 50 độ C) có tác dụng rất lớn đối với c‌ơ th‌ể con người, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giúp làm giảm sưng tấy.

Chườm nóng có tác dụng làm giãn động mạch nhỏ và mao mạch tại chỗ, có thể lan rộng ra một bộ phận hay toàn thân, làm tăng cường tuần hoàn, làm giảm co thắt, giảm đau, tăng cường dinh dưỡng và chuyển hóa tại chỗ, từ đó giúp giảm đau với các chứng đau mạn tính như: Đau thắt lưng, đau cổ vai cánh tay, đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, đau khớp, đau cơ...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật