Những lưu ý giúp cha mẹ hạn chế tai nạn trẻ em ở chung cư

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vụ việc bé gái 3 tuổi gặp tai nạn ở chung cư may mắn thoát chết khiến cho nhiều cha mẹ phải giật mình hoảng hốt. Chuyên gia trẻ em cảnh báo nhiều nguy cơ tai nạn thương tích mà trẻ có thể phải đối mặt trong chính ngôi nhà của mình.
Những lưu ý giúp cha mẹ hạn chế tai nạn trẻ em ở chung cư
Bé gái 3 tuổi bị rơi tự do ở chung cư Nguyễn Huy Tưởng

Bé gái 3 tuổi bị tai nạn: Do cha mẹ sao nhãng con

BS. Nguyễn Trọng An - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐTBXH) cho rằng đã có nhiều vụ tai nạn T.Tâm xảy ra nhưng vẫn không ít gia đình có con nhỏ sống ở nhà cao tầng chủ quan, người trông nom trẻ bỏ ra ngoài để con ngủ hoặc chơi ở nhà một mình. Khi các cháu bé đi tìm người thân, hoặc chơi đùa ở khu vực lan can rất dễ dẫn đến những vụ việc đáng tiếc.

Nhìn lại những vụ tai nạn từng xảy ra cho thấy, vấn đề an toàn cho trẻ nhỏ tại các khu chung cư cao tầng đang rất báo động. Đây không chỉ là sự lo ngại về mức độ đạt chuẩn an toàn xây dựng của các tòa nhà chung cư cao tầng mà còn cả về trình độ nhận thức cũng như ý thức chăm sóc, bảo vệ con cái của những bậc ông bà, cha mẹ hiện nay.

"Tại những khu nhà cao tầng thì ban công, cửa sổ chính là vùng nguy hiểm đối với trẻ em. Người lớn phải luôn trông chừng các em nhỏ cẩn thận; cửa ra ban công phải luôn đóng kín, cửa sổ phải làm chấn song hoặc có lưới sắt.", ông An nói.

Theo ông An, nguyên nhân chính dẫn đến những tai nạn đáng tiếc của trẻ nhỏ kể trên đến từ sự bất cẩn của các bậc cha mẹ và những người chăm sóc trẻ. "Yếu tố tăng nguy cơ là ở nhiều chung cư cao tầng hiện nay bậu cửa sổ được làm thấp, cửa sổ thường có cánh bằng kính để kéo ngang và không có chấn song, giống thiết kế nhà văn phòng, công sở. Có thể các nhà thiết kế, kiến trúc hay cả những nhà soạn thảo quy định đã quên mất rằng ở chung cư có cả người lớn và trẻ nhỏ. Để bảo đảm an toàn, nhiều nhà đã lắp thêm chấn song cửa sổ", ông An lý giải thêm.

Lắp lưới an toàn lõi bằng nilon thay vì lõi sắt, inox

Để phòng ngừa các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra cho các em, theo ông An, đầu tiên là các bậc phụ huynh cần quan tâm để mắt tới con em mình, nhất là các em nhỏ. Tuyệt đối không được để trẻ dưới 6 tuổi ở nhà một mình, vì khi không nhìn thấy người lớn, trẻ thường hoảng sợ, lo lắng và hay tìm cách thoát ra ngoài tìm người thân. Chính vì vậy đã dẫn đến không ít những trường hợp đau lòng đã xảy ra.

Thứ hai là cần rà soát, điều chỉnh việc thiết kế các tòa nhà chung cư bắt buộc cửa sổ có chấn song phù hợp, lan can phải có hệ thống rào chắn an toàn. Những người thiết kế, thi công phải tuân thủ những tiêu chuẩn khắt khe về độ cao, khe hở giữa các song sắt sao cho trẻ em không thể thò đầu qua (theo đúng Quyết định số 548/QĐ-LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH ngày 6/5/2011 về Tiêu chí Ngôi nhà an toàn Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em) và cơ quan quản lý nhà nước cũng cần kiểm tra giám sát chặt chẽ vấn đề này.

Ngoài tai nạn rơi, ngã từ ban công, cửa sổ các tòa nhà cao tầng, các chuyên gia cũng cảnh báo nhiều tai nạn khác mà trẻ có thể gặp phải trong nhà như: Đuối nước, ngộ độc thuốc, hó‌a chấ‌t tẩy rửa, đứt tay, bị vật nhọn đâm....

"Thêm vào đó, lưới phải làm bằng sợi dây nilon để khi có hỏa hoạn hoặc cháy nổ thì tan chảy, thuận lợi cho cứu hỏa. Không nên lắp lưới an toàn bằng sắt hoặc inox. Trong trường hợp đã lắp lưới có lõi sắt thì cần trang bị các kìm cắt sắt", ông An cảnh báo.

Thứ ba là trong khi chờ đợi việc rà soát, điều chỉnh các văn bản pháp lý về Xây dựng, đề nghị: Các căn hộ chung cư nên làm thêm khung bảo vệ cửa sổ, cao khoảng 1/2 khung cửa để trẻ không thể leo ra ngoài gây nguy hiểm. Các cửa chính, cửa sổ cần phải có chốt khóa an toàn để trẻ không mở được. Ổ cắm điện phải trên cao xa tầm tay trẻ, tốt nhất nên sử dụng loại có nắp đậy, dây điện nên đi ngầm tốt hơn là lộ thiên.

"Tuyệt đối không được kê giường, tủ, bàn ghế cạnh cửa sổ; không được để đồ ngoài ban công khiến trẻ con trèo lên cửa sổ gây tai nạn", ông An nhấn mạnh.

Ông An cũng cảnh báo nhiều nguy cơ gây tai nạn thương tích ở trẻ em ngay trong nhà: Ví dụ như: tai nạn đuối nước, trong bồn tắm; tai nạn vật sắc nhọn, dao kéo...; tai nạn t‌ử von‌g do sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc vứt vung vãi trong nhà; tai nạn do sử dụng nước tẩy rửa....

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật