Hai hướng xử lý trạm BOT Ninh Xuân

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chủ đầu tư lẫn địa phương đều mong nhà nước cấp bù kinh phí thất thu hoặc mua lại trạm thu phí BOT Ninh Xuân trên Quốc lộ 26
Hai hướng xử lý trạm BOT Ninh Xuân
Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Bộ Giao thông Vận tải kiểm tra các trạm thu phí BOT tại Khánh Hòa

Xem Video: Khánh Hòa: BOT Ninh Xuân bị phản đối ngay ngày đầu thu phí 

//

Trong 2 ngày 19 và 20-1, đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa về tình hình các trạm thu phí BOT và tiến độ thực hiện cao tốc Bắc - Nam qua tỉnh này. Trong đó, nóng nhất là việc người dân liên tục phản đối trạm thu phí BOT Ninh Xuân (trạm Ninh Xuân) trên Quốc lộ 26 (QL26 - Khánh Hòa đi Đắk Lắk) hơn 1 năm qua.

Liên tục xả trạm

Ngay khi kiểm tra trạm Ninh Xuân, đoàn chứng kiến cảnh người dân dừng xe tại trạm này khiến giao thông ùn tắc, buộc phải "xả trạm" để thông tuyến.

Bà Nguyễn Thị Hồng Hải, Phó Chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa), cho biết người dân liên tục phản đối vì cùng địa bàn nhưng bố trí 2 trạm thu phí BOT là trạm Ninh Lộc (thu phí cho QL1) và trạm Ninh Xuân (thu phí cho dự án nâng cấp QL26) chỉ cách nhau 12 km.

Cũng theo bà Hải, trạm Ninh Xuân đang miễn/giảm cho toàn bộ hơn 3.900 số xe loại 1 ở địa bàn. Tuy nhiên, các loại xe tải trên 2,5 tấn là phương tiện kinh doanh vận tải của nhiều hộ dân chỉ được giảm 40% khiến việc kinh doanh vận tải gặp nhiều khó khăn. Dân ở đây chủ yếu chở gạch, mía, nông sản nhưng vì có 2 trạm này nên thu nhập chẳng còn bao nhiêu.

"Chúng tôi đã làm hết mức, không thể ngày nào cũng bố trí lực lượng để xử lý. Cho tôi được mạnh dạn đề xuất nhà nước bỏ tiền đầu tư tuyến tránh QL26 để người dân được thụ hưởng. Nếu không được thì nên giảm/miễn 100% cho phương tiện của dân Ninh Hòa" - bà Hải đề nghị.

Dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp QL26 dài khoảng 48 km, tổng mức đầu tư 814 tỉ đồng, trong đó qua Khánh Hòa 18,5 km và qua Đắk Lắk 29,5 km. Từ ngày 16-12-2019, khi trạm bắt đầu thu phí, một số lái xe người địa phương không chịu mua vé, tông barie, chửi bới, hành hung gây thương tích cho nhân viên trạm.

Ông Đỗ Tuấn Dũng, Phó Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Xây dựng 501 (chủ đầu tư dự án nâng cấp QL26), cho biết theo phương án tài chính thì mỗi ngày thu 84 triệu đồng nhưng hiện chỉ được 5 triệu đồng và trung bình phải xả trạm 20 lần. Trong hơn 1 năm qua, đơn vị gửi hơn 100 đơn thư, báo cáo vụ việc nhưng không được xử lý rốt ráo. "Chủ đầu tư thực sự bất lực vì không thu được phí. Đề nghị nhà nước cấp bù kinh phí thất thu hoặc cấp ngân sách để mua lại trạm" - ông Dũng nói.

Đề xuất của Bộ GTVT

UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết đã yêu cầu thị xã Ninh Hòa phối hợp lực lượng công an tổ chức phương án bảo đảm an ninh trật tự. Qua đó, tổ chức tuyên truyền cho 152 tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải trên địa bàn không bị xúi giục kích động; yêu cầu nhà đầu tư có phương án dùng xe cẩu để giải quyết các tình huống cố tình dừng xe…

Theo Công an tỉnh Khánh Hòa, trong 6 tháng trở lại đây đơn vị xử lý 38 vụ việc; khởi tố 4 vụ với 6 bị can; xử phạt vi phạm hành chính 22 vụ với 29 cá nhân; số tiền thu qua xử phạt gần 60 triệu đồng; tiếp tục làm rõ 11 vụ.

Ông Lê Kim Thành, Vụ Đối tác công tư (Bộ GTVT), cho biết dự án nâng cấp QL26 không phải là làm đường tránh, mà qua tính toán việc làm đường tránh sẽ ít kinh phí hơn so với nâng cấp QL26 qua trung tâm thị xã Ninh Hòa. Việc đặt trạm BOT ở 2 QL khác nhau là đã đúng quy định, vị trí đặt cũng phải thông qua nhiều cơ quan chức năng, ý kiến địa phương. Tuy nhiên, vụ việc tại BOT Ninh Xuân vẫn kéo dài gây bức xúc dư luận.

Ông Thành cho hay Bộ GTVT sẽ đề xuất Chính phủ 2 hướng. Một là tăng cường tuyên truyền, bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương; đề nghị nhà đầu tư, chính quyền, cơ quan chức năng ngồi lại với nhau tìm giải pháp đối với trường hợp vi phạm để xử lý nghiêm. Hai là xem xét dùng ngân sách để thanh toán cho nhà đầu tư. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật