Cách phòng táo bón khi trẻ ăn dặm

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Điều chỉnh chế độ ăn dặm phù hợp, tăng vận động... là cách giúp trẻ không bị táo bón.
Cách phòng táo bón khi trẻ ăn dặm
Ảnh minh họa

Nguyên nhân táo bón khi trẻ ăn dặm

Trong quá trình chế biến và tập cho con ăn dặm, có thể mẹ mắc phải những sai lầm khiến trẻ bị táo bón. Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là cách cho bé ăn dặm. Nhiều trường hợp khi mới ăn dặm, bé có vẻ thích ăn nên người lớn cho con ăn luôn ba đến bốn bữa một ngày.

Việc nếm thức ăn mới có thể bé thấy thích thú và muốn ăn nhiều nhưng lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, chưa thể tiêu hóa được lượng thức ăn ngoài lớn như vậy. Thức ăn không tiêu hóa hết sẽ dẫn đến táo bón.

Mặc khác, nhiều mẹ cho rằng trẻ ăn dặm không cần bú mẹ nữa vì sữa mẹ không còn chất, hoặc mẹ cho bé bú ngay sau khi ăn dặm khiến bé no không muốn bú thêm sữa nữa. Tuy nhiên, kể cả khi bé ăn dặm rồi vẫn nên bú mẹ nhiều nhất có thể. Sữa mẹ không chỉ cung cấp những chất dinh dưỡng tốt nhất cho con mà còn chứa lượng nước dồi dào, chứa các enzyme giúp tiêu hóa thức ăn. Do đó, bú mẹ ít đi cũng làm bé dễ táo bón.

Một số mẹ không thấy con tăng cân, sợ con thiếu chất nên pha cùng lúc nhiều loại sữa, hoặc cho thêm sữa để có nhiều chất hơn. Quá tải chất dinh dưỡng làm bé không hấp thu hết, dẫn đến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc táo bón liên tục.

Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng táo bón là không cho bé uống đủ nước khi bắt đầu ăn dặm. Nhiều mẹ quan niệm trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc uống nhiều sữa là đã đủ lượng nước, tuy nhiên quan niệm ấy là sai lầm. Mẹ cần cho trẻ uống thêm nước sau mỗi buổi ăn dặm để tránh bị thiếu nước dẫn đến táo bón.

Cách phòng táo bón cho trẻ

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Với trẻ bú mẹ bị táo bón, người mẹ cần xem xét lại chế độ ăn của mình, nên uống thêm nước và ăn thêm nhiều chất xơ;

Cho bé uống đủ nước, với trẻ nuôi bằng sữa công thức cần pha sữa đúng tỷ lệ, ít nước quá có thể dẫn đến táo bón, còn nhiều nước quá có thể gây suy dinh dưỡng.

Cho trẻ ăn bữa nhỏ, chia thành nhiều bữa trong ngày để tạo điều kiện cho ruột tiêu hóa sữa tốt hơn. Tốt nhất cha mẹ nên chia đôi từng bữa sữa và tăng số lần ăn của trẻ lên gấp đôi.

Quan sát kỹ, khi thấy bé có biểu hiện muốn đi ngoài như nhăn mặt, rặn,... cần nhanh chóng dùng các biện pháp hỗ trợ để giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.

Thêm nước mận pha loãng hoặc nước táo vào bình sữa của bé (trẻ dưới 4 tháng nên dùng 10 – 20ml nước mận, hòa với sữa theo tỷ lệ 1:6, uống 1 lần/ngày; trẻ trên 4 tháng nên hòa 30ml nước mận với sữa theo tỷ lệ 1:4, uống 1 – 2 lần/ngày; trẻ trên 6 tháng có thể dùng nước táo thay thế). Kiên trì cho trẻ sử dụng nước ép mận, táo sẽ giúp bé đi tiêu dễ dàng hơn;

Nếu trẻ bắt đầu ăn dặm, phụ huynh có thể cho bé ăn bột ngũ cốc lúa mạch thay cho bột ngũ cốc gạo.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho trẻ ăn các loại trái cây có nhiều chất xơ và rau (đã nghiền nát) như mơ, mận, khoai lang, lê, đào, đậu, bông cải hoặc cải bó xôi để phòng ngừa và điều trị táo bón.

Massage

Cha mẹ dùng đầu ngón tay nhẹ nhàng xoa bụng của trẻ theo chiều kim đồng hồ, ấn nhẹ ở phía bên phải. Bụng mềm là tốt, còn bụng cứng là biểu hiện của tình trạng táo bón. Thực hiện động tác xoa bụng cho bé trong 5 – 10 phút để thúc đẩy nhu động ruột, giúp bé tiêu hóa tốt hơn và hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả. Nếu bụng bé bị chướng cần đưa bé đi khám bác sĩ.

Nắm vào mắt cá hai chân bé rồi di chuyển theo động tác bé đạp xe trong khoảng 5 – 10 phút. Động tác này làm tăng áp lực cơ bụng lên ruột, giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.

Bế bé quanh nhà trong tư thế ngồi xổm (đặt mông bé lên cánh tay, chân bé gập vào bụng). Tư thế này làm tăng áp lực lên trực tràng, giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.

Massage cho bé trong bồn tắm: ngâm bé trong chậu nước tắm sao cho nước ngập ngang ngực, nhẹ nhàng massage bụng bé theo chiều kim đồng hồ, khi thấy bé có biểu hiện muốn rặn, cha mẹ cần nâng cao 2 chân của bé, ép về phía bụng. Sau đó, cha mẹ chờ một lát và chuẩn bị thu dọn chất thải của bé. Thực hiện việc này nhiều lần sẽ giúp trẻ có thói quen đi ngoài đúng giờ và không bị táo bón nữa.

Khi thay tã, cha mẹ nên nhẹ nhàng lau tròn xung quanh khu vực hậu môn để kíc‌h thí‌ch bé đi ngoài đúng thời điểm phù hợp.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật