Cục Hàng không nói gì về phí cách ly Covid-19 tại khách sạn 40 - 50 triệu?

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hiện nay, các chuyến bay của hãng hàng không Vietnam Airlines đã được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép bay quốc tế chở hành khách nhập cảnh về cách ly tại khách sạn có trả phí dịch vụ.
Cục Hàng không nói gì về phí cách ly Covid-19 tại khách sạn 40 - 50 triệu?
Hành khách cách ly tại khách sạn sẽ phải trả phí theo đúng quy định.

Xem Video: Người có nguyện vọng được cách ly tại khách sạn phải tự trả phí

Theo đó các chuyến bay của Vietnam Airlines thực hiện là 2 chuyến bay VN417 Seoul - Đà Nẵng ngày 20/11/2020 và chuyến bay VN417 Seoul - Vân Đồn ngày 23/11/2020. Đối với chuyến bay hạ cánh tại sân bay Đà Nẵng vào tối 19/11/2020, tất cả hành khách đã được tiếp nhận cách ly tại Đà Nẵng. Với 224 khách (sử dụng 77% lượng ghế cung ứng) được đưa về 2 khách sạn được chỉ định là Hemera và Quốc Thiện như kế hoạch.

Đối với chuyến bay VN417 Seoul - Vân Đồn thực hiện ngày 23/11/2020, có 308 khách (sử dụng 100% lượng ghế cung ứng và 18 trẻ em dưới 2 tuổi không có ghế, ngồi cùng người thân theo quy định) được đưa về khách sạn được chỉ định là Mường Thanh Suối Mơ theo đúng kế hoạch, không có vấn đề phát sinh.

Những hành khách này sẽ được sử dụng dịch vụ với mức giá trọn gói (combo) đưa ra gồm giá vé máy bay (bao gồm giá, phí thu hộ của các đơn vị cung cấp dịch vụ tại nước ngoài và Việt Nam), chi phí 14 đêm khách sạn 3 – 4 sao, phương tiện vận chuyển từ sân bay về khách sạn, 2 lần xét nghiệm Covid, ăn 3 bữa phục vụ tận phòng, phun khử khuẩn, xử lý rác thải y tế, đồ dùng cá nhân trong thời gian lưu trú...

Cục Hàng không Việt Nam cho biết, việc sử dụng khách sạn 3 - 4 sao là theo yêu cầu, chỉ định của địa phương do đây là các khách sạn có đủ trên 100 phòng, đáp ứng việc cách ly tập trung cho các đoàn khách lớn, tránh phân tán đi nhiều nơi gây khó khăn trong quản lý, giám sát dịch bệnh.

Đặc biệt, giá vé máy bay trong combo không có nhiều chênh lệch so với giá vé lẻ giai đoạn trước dịch Covid -19. Việc có các thông tin về mức giá bị đẩy lên gấp 1,5 - 2 lần (40 - 50 triệu đồng) so với công bố là các thông tin không chính xác từ các nguồn không chính thống (chủ yếu là Facebook cá nhân).

Do số lượng khách sạn 3 sao (đảm bảo tiêu chí hơn 100 phòng) dành cho cách ly tại Quảng Ninh thời điểm hiện tại không đủ đáp ứng nhu cầu, đơn vị tổ chức có thể phải lựa chọn khách sạn tiêu chuẩn cao hơn (4 - 5 sao) gây tăng chi phí trọn gói cho hành khách, Vietnam Airlines đã phối hợp đơn vị tổ chức lựa chọn thêm điểm cách ly tại tỉnh Thanh Hóa với sự đồng thuận cao của địa phương.

Nhằm rút ngắn thời gian di chuyển đường bộ để đảm bảo sức khỏe cho hành khách, các chuyến bay về cách ly tại Thanh Hóa sẽ được điều chỉnh để hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thay cho Vân Đồn. Các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã thông nhất phương án di chuyển và thông báo UBND TP Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội, CDC Hà Nội để phối hợp chuyển giao hành khách khi nhập cảnh.

Để đảm bảo an cho hành khách nhập cảnh, đã có 2 chuyến bay điều chỉnh điểm hạ cánh từ Vân Đồn sang Nội Bài là các chuyến bay từ Seoul ngày 27/11 và 30/11/2020.

Toàn bộ 2 chuyến này đều đã có phương án cách ly tại FLC Sầm Sơn (Thanh Hóa) được địa phương phê duyệt và các cơ quan chức năng Thanh Hóa - Hà Nội đã thống nhất phối hợp chuyển giao công dân khi nhập cảnh tại Nội Bài. Chi phí trọn gói dự kiến giảm so với kế hoạch ban đầu (29,5 triệu đồng/người so với 30 - 31 triệu đồng).

Việc mở các chuyến bay quốc tế sẽ giúp các hãng hàng không trong nước có thêm được dòng tiền xoay vòng, theo PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, rất may là Chính phủ, các Bộ ngành đã khống chế được dịch giúp thị trường hàng không nội địa có thể hoạt động được. Đây là chỗ dựa quan trọng mà các hãng cần nắm bắt và tìm cách phát triển, do đó cần kích hoạt thị trường nội địa hàng không cũng như du lịch tạo nên sức cầu nội địa.

Về phần hỗ trợ vốn cho các hãng hàng không bước qua khỏi dịch Covid-19, PGS.TS Trần Đình Thiên cho hay, các hãng hàng không cần chứng minh với ngân hàng, ngành hàng không là mũi nhọn về kinh tế, hứng chịu thiệt hại nhiều nhất nhưng lúc đứng dậy cũng phải là đầu tiên.

"Việc tìm nguồn tài trợ cho hàng không phải đặt hướng thuyết phục các ngân hàng, Chính phủ rằng, tài trợ hàng không chính là tài trợ cho tương lai. Hàng không thế giới đứng dậ‌y th‌ì ta phải đứng dậy ngay lập tức, đồng thời đi kèm với dự báo được tương lai của ngành hàng không trong bối cảnh hiện tại," ông Thiên nói.

PGS.TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh, các hãng hàng không Việt cần được cứu và Nhà nước phải có trách nhiệm như hỗ trợ cấp vốn, lãi suất cho tất cả các hãng, tránh việc các hãng hàng không "tị nạnh" hay "choảng nhau" mà 3 hãng (Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways) cần chung sức, đồng lòng để vượt qua dịch.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật