Vì sao các ngân hàng quyết liệt chuyển sang sàn HOSE?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiều ngân hàng có kế hoạch chuyển sang HOSE trong quý IV/2020, bất chấp các điều kiện thị trường bất lợi do Covid-19.
Vì sao các ngân hàng quyết liệt chuyển sang sàn HOSE?
Ảnh minh họa

Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) vừa công bố cáo cập nhật việc niêm yết mới trên Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) của các ngân hàng.

Năm 2020 là hạn chót để các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán chính thức, theo đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”. 

Dưới áp lực pháp lý, các ngân hàng nhỏ hơn đã bắt đầu niêm yết trên sàn Upcom (Ngân hàng Bản Việt, Nam Á Bank) vào năm 2020, và các ngân hàng lớn hơn có kế hoạch niêm yết trực tiếp trên HOSE (OCB, Maritime Bank, SeaBank) vào cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021. 

Điều thú vị là các ngân hàng không chịu áp lực pháp lý (vì đã niêm yết trên HNX (SHB) hoặc đăng ký giao dịch trên UpCom (VIB, LPB) trong gần 3 năm) cũng có kế hoạch chuyển sang HOSE trong quý IV/2020, bất chấp các điều kiện thị trường bất lợi do Covid-19. 

Theo SSI Research, nhu cầu hối thúc chuyển sàn như vậy một phần có thể do áp lực cạnh tranh, vì các ngân hàng cấp 2 khác có quy mô tương đương đang niêm yết thẳng trên HOSE. 

Ngoài ra, điều này có thể là do nhu cầu vốn, vì việc niêm yết trên HOSE có thể cải thiện cơ hội thu hút vốn trong tương lai với định giá tốt hơn. Hệ số CAR (Thông tư 41) của SHB, VIB và LPB lần lượt là 10,36%, 9,69% và 8,59%.

Theo đánh giá của chuyên gia, không có thách thức đáng kể nào khi niêm yết trên HOSE. Tuy nhiên, việc công bố thông tin tại HOSE chặt chẽ hơn UpCom. Ví dụ, UpCom chỉ yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết công bố báo cáo tài chính bán niên và cả năm, trong khi HNX và HOSE yêu cầu báo cáo tài chính quý. 

“Chúng tôi tin rằng điều này đều không ảnh hưởng đến LPB và VIB và các ngân hàng này đều đáp ứng được những thay đổi này”, SSI Research nhận định.

Trong khi đó, theo chuyên gia, niêm yết trên HOSE có thể mang lại nhiều lợi ích, trong đó có nhiều cơ hội tăng vốn hơn là lợi ích nổi bật nhất.

Thứ nhất, việc chuyển từ UpCom sang HOSE sẽ khiến ngân hàng đủ điều kiện để giao dịch ký quỹ, giúp cải thiện tính thanh khoản của cổ phiếu. Theo quy định, cổ phiếu sẽ được phép giao dịch ký quỹ sau 6 tháng kể từ ngày niêm yết.  

Thứ hai, tính minh bạch, cũng như độ tin cậy của thông tin doanh nghiệp công bố trên HOSE, nhìn chung được đánh giá cao hơn so với thông tin trên UpCom. 

Do đó, các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE cũng được các nhà đầu tư đón nhận tốt hơn so với sàn UpCom. 

Trong số 31 ngân hàng thương mại cổ phần, 10 ngân hàng lớn đã niêm yết trên HOSE, trong khi 3 ngân hàng niêm yết trên HNX và 7 ngân hàng nhỏ trên UpCom. Nếu các ngân hàng này đều niêm yết trên HOSE, vốn hóa thị trường của ngành ngân hàng trên tổng vốn hóa thị trường sẽ tăng từ 27% lên 30%.

Thứ ba, một số quỹ không được phép đầu tư vào cổ phiếu UpCom, do đó việc chuyển sang HOSE sẽ khiến cổ phiếu VIB và LPB có thể được các quỹ ngoại lớn tiếp cận. 

Tuy nhiên, trong trường hợp của VIB, không nên đánh giá quá cao lợi ích này, vì không còn room cho nhà đầu tư nước ngoài. 

“Dựa trên những lợi ích kể trên, các nhà đầu tư đều kỳ vọng các cổ phiếu này sẽ được định giá lại. Theo đó, việc bán cổ phiếu trong tương lai để cải thiện tỷ lệ an toàn vốn có thể được thực hiện với mức giá tốt hơn”, SSI Reasearch nhện định.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật