Đại thi hào Nguyễn Du sáng mãi tâm, tài

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Buổi tọa đàm và trưng bày một số ấn bản cổ về “Truyện Kiều“ được tổ chức sáng 26/9 tại TP.HCM nhân dịp tưởng niệm 200 năm ngày mất của Nguyễn Du.
Đại thi hào Nguyễn Du sáng mãi tâm, tài
Ảnh minh họa

Buổi tọa đàm với sự tham dự của diễn giả Trần Đình Sơn có chủ đề “Duyên nghiệp Thúy Kiều”, diễn ra tại hội trường báo Giác Ngộ, TP.HCM. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn đã khái quát một góc nhìn riêng từ khía cạnh Phật giáo. Khác với góc nhìn bay bổng như nhà văn, nhà thơ hay khắc nghiệt như các nhà Nho, nhân vật Thúy Kiều ở khía cạnh Phật giáo được nhìn nhận trong “Nhân - Duyên - Quả”.

Thượng tọa Thích Tâm Hải cho biết Nguyễn Du đã đứng ở vị thế giữa cái hữu hạn và vô hạn, sự sống và cái chết, biến và bất biến để nói với người đương thời trên cơ sở của tình yêu thương vô hạn và tư tưởng tự do, bình đẳng. Đó là tư tưởng lớn nhất của nghệ sĩ, một thiên tài.

Ông Trần Đình Sơn cho rằng việc sưu tầm thêm các hiện vật, tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du, các danh nhân dòng họ Nguyễn Tiên Điền, tạo cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng nhằm mở rộng giao lưu văn hóa, quảng bá các giá trị văn hóa Việt với bạn bè quốc tế, giúp mọi người thêm tự hào, tôn vinh lịch sử văn hóa dân tộc.

Những đóng góp của Nguyễn Du thể hiện chủ nghĩa nhân đạo một cách sâu sắc trong văn học Việt Nam, lần đầu tiên đưa vấn đề thân phận con người vào văn học.

Cuối buổi tọa đàm, diễn giả Trần Đình Sơn, tác giả của 13 đầu sách, giới thiệu nhiều ấn bản Truyện Kiều quý trong và ngoài nước mà ông có trong bộ sưu tập của mình.

Ông Sơn cho biết mỗi khi cầm những ấn bản này, ông lại có cảm xúc rưng rưng như lần đầu tìm thấy chúng.

Cũng theo ông Sơn, đây là ấn bản cổ nhất trong bộ sưu tập của ông, bản in chữ nôm từ thời vua Tự Đức thứ 19 (năm 1866).

Sau buổi tọa đàm, nhiều người háo hức đến xem và chụp để lưu làm tư liệu riêng.

Lê Thị Hiệu (22 tuổi) cho biết bạn được thầy cô trong khoa giới thiệu đến với buổi tọa đàm hôm nay. "Tôi cảm thấy buổi tọa đàm rất ý nghĩa trong ngày tưởng nhớ Nguyễn Du nhân dịp 200 năm ngày cụ mất. Qua buổi tọa đàm, tôi rút ra được nhiều giá trị mà cụ mang lại cho văn học Việt Nam".

Ông Phạm Văn Nga, giảng viên Đại học Kinh tế TP.HCM, cho biết: "Là người Việt Nam, ai cũng biết đến cụ Nguyễn Du. Tôi rất vui khi có nhiều bạn trẻ cũng quan tâm và tham gia buổi tọa đàm này".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật