Cuộc săn tìm những thành phố giả mạo

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Gregor Sailer đam mê chụp ảnh những ngôi làng giả, kiến trúc bị đạo nhái trên thế giới.
Cuộc săn tìm những thành phố giả mạo
Có điều gì đó không đúng trong bức ảnh: con phố nào của New York (Mỹ) lại toàn nhà cấp bốn thế này, phía xa còn có rừng thông? Ảnh: Gregor Sailer

Gregor chụp ảnh một khu phố kỳ thực không có gì nổi bật, trông hơi nhếch nhác với tiệm đồ 1 đô-la, tiệm giặt là, cửa hiệu thời trang.

Bầu trời u ám màu thiếc; tuyết rơi trắng vỉa hè. Anh có thể thấy những biển quảng cáo xổ số New York trên cửa sổ cửa hàng tạp hóa.

Thực ra con phố này là một bản sao với kích thước thật của khu phố Harlem của New York nằm giữa khu rừng ở phía tây Thuỵ Điển, gần Gothenburg. Đường trải nhựa và tuyết thật, song mọi thứ còn lại đều là giả. Phố không một bóng người và xe; những dãy cửa hàng kia chỉ là ảnh in to như thật dựng trên khung thép. Chào mừng đến với làng Potemkin: miền đất của những công trình nhân bản, kiến trúc giả mạo. Có lẽ, khách du lịch đừng nên có ý định nghỉ lại đây.

"Ngôi làng Potemkin" là dự án của nhiếp ảnh gia người Áo Gregor Sailer. Anh đi khắp 7 quốc gia, 3 lục địa để chụp lại những cảnh quan kiến trúc nhái. Phố Harlem của Thụy Điển thực chất là đường thử nghiệm cho ôtô tự hành.

"Tôi không biết tại sao họ lại làm như vậy", nhiếp ảnh gia Sailer nhún vai, không hiểu vì sao người Thuỵ Điển lại chọn dựng nên một New York giả, thay vì Stockholm. "Chuyện này có chút điên rồ".

Theo truyền thuyết, những ngôi làng Potemkin là kiến trúc người dân Nga từng dựng lên để gây ấn tượng với nữ hoàng Catherine Đại đế khi bà vi hành vào cuối thế kỷ 18. Lo lắng hoàng hậu phải thấy vẻ tiêu điều của vùng nông thôn Crimea, nhà quý tộc Grigory Aleksandrovich Potemkin lệnh cho dân chúng xây lên một thị trấn bằng gỗ y như thật.

Giới sử gia vẫn tranh cãi về rằng liệu các ngôi làng Potemkin dưới thời Catherine Đại đế đã từng tồn tại hay không. Sailer thừa nhận mình có ngờ vực, nhưng kể lại chuyến làng Suzdal của Nga, phía bắc Moskva vào năm 2016. Khi đến nơi, anh thấy hững căn lều lụp xụp được che đi bằng những khung nhà tươm tất.

Sailer muốn tái hiện khái niệm về làng Potemkin vào thế kỷ 21, bằng cách chụp ảnh 25 địa điểm do các cơ quan chính phủ, quân đội... dựng lên. Một số địa điểm này vốn nổi tiếng từ trước. Ví dụ như những thị trấn ở Trung Quốc là bản sao của thành phố Weimar, Đức hoặc thành phố Henley-on-Thames, Anh. Vài năm gần đây, những thành phố đạo nhái này thu hút vô số nhiếp ảnh gia và du khách.

Ngôi làng Anh được dựng lên ở Phố Đông, Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Gregor Sailer

Khác với những nhiếp ảnh gia từng thực hiện các bộ ảnh so sánh thật - giả, Sailer cố gắng chỉ chụp một bức ảnh ở mỗi địa điểm - mức độ khắt khe về ý tưởng này buộc anh phải quan sát kỹ lưỡng, cân nhắc từng yếu tố.

"Yếu tố thẩm mỹ luôn quan trọng với tôi. Cho dù đó là vẻ đẹp của ngày tận thế hay một vụ áp bức, nó vẫn đẹp", Sailer lý giải.

Quá trình tác nghiệp khó khăn nhất là tại những khu vực quân sự phục vụ cho các khóa huấn luyện binh sĩ, tọa giữa một vùng như đang xảy ra xung đột. Có lần, Sailer phải đợi 10 tháng để xin phép tham quan. Chuyến thăm của nhiếp ảnh gia này được dàn dựng giữa dàn xe tăng di chuyển, bắn đạn thật. Ảnh phải được lãnh đạo trong quân đội phê duyệt.

Một cửa tiệm thịt giả trong khu huấn luyện quân đội Eastmere, Khu vực Đào tạo Stanford, Quân đội Anh. Ảnh: Gregor Sailer

Ảnh của Sailer trong dự án này không có chuyển động, mà chỉ toát lên vẻ tĩnh lặng. Trong một bức ảnh, một cửa hàng bán thịt giả treo những khối thịt giả, xung quanh là biển hiệu viết bằng tiếng Ả Rập; có lẽ người ta đang tái hiện Baghdad, Iraq. Một nơi khác là điểm đào tạo nghiệp vụ phòng chống khủ‌ng b‌ố ở Pháp, với những tòa chung cư sẵn sàng đón người vào ở.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật