Cá nóc gai lao lên cạn để bắt cua ma

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các nhà nghiên cứu rất bất ngờ khi chứng kiến cá nóc gai titan tự mắc cạn và bắt gọn cua ma hết sức chuẩn xác.
Cá nóc gai lao lên cạn để bắt cua ma
Chiến thuật săn mồi trên cạn của cá nóc gai. Ảnh: Matthew Tietbohl.

Nghiên cứu mới trên tạp chí Fish Biology mô tả chi tiết cách cá nóc gai titan lao mình lên cạn để đuổi theo những con cua. Loài cá nhanh như chớp này là động vật săn mồi phàm ăn. Với kích thước khoảng 75 cm, chúng nổi tiếng dữ dằn khi thường xuyên cắn trộm thợ lặn bằng hàm răng cực khỏe và hung hăng bảo vệ tổ. Matthew Tietbohl, nhà sinh thái học nghiên cứu rạn san hô ở Đại học Khoa học và Công nghệ Vua Abdullah tại Saudi Arabia, trưởng nhóm nghiên cứu, quyết định tới đảo Mar Mar ở Biển Đỏ để khảo sát và phát hiện chiến thuật săn mồi khác thường của cá nóc gai.

"Chúng tôi quay lại để xem cá nóc gai lao vào vùng nước nông và tự mắc cạn", Tietbohl chia sẻ. Mắc cạn là hành vi mạo hiểm đối với phần lớn loài cá không thể thở trên cạn. Mục tiêu thúc đẩy hành động của cá nóc gai là cua ma, sống phổ biến ở mép nước do chuyên ăn tảo bám vào những hòn đá.

Theo Tietbohl, cá nóc gai sẽ nằm chờ giống như cá sấu rình mồi trước khi phóng vọt lên khỏi mặt nước để bắt cua và kéo con mồi xuống biển. Điều thú vị là nó có thể tính toán chính xác vị trí mục tiêu từ dưới nước, nơi phản chiếu ánh sáng khác với trong không khí.

Cá nóc gai là loài vật thông minh biết cách tách vỏ nhím biển để lấy phần mô mềm bên trong, do đó nhóm nghiên cứu không bất ngờ khi chúng có thể phát triển chiến thuật tinh vi. Tuy nhiên, hành vi tự mắc cạn rất hiếm gặp ở cá nước mặn. Phần lớn những loài cá có hành vi này đều đến từ môi trường nước ngọt. Tiếp theo, Tietbohl và cộng sự muốn tìm hiểu liệu chiến thuật săn mồi này có xuất hiện ở các loài họ hàng của cá nóc gai hay không.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật