10 năm nay tôi chẳng thờ cúng bố mẹ vợ mà họ hàng bên ngoại ai cũng quý

Kem Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thời gian gần đây thấy nhiều ông bà vợ bàn về chuyện thờ cúng bố mẹ vợ ở nhà riêng. Người thì kêu ca, chồng họ không cho thờ cúng đằng ngoại vì “một nhà không thờ 2 họ”. Người thì khoe, chồng họ là con trưởng nhưng bao năm nay vẫn thờ cúng bố mẹ vợ. 
10 năm nay tôi chẳng thờ cúng bố mẹ vợ mà họ hàng bên ngoại ai cũng quý
Ảnh minh họa

Có vợ chồng thì bỏ tiền ra mua nhà riêng để có thể thoải mái thờ phụng họ nội- ngoại. Có nhà thì gửi tro cốt của bố mẹ lên chùa để tiện cho việc hương khói. Hôm nay nhân ngày rảnh rỗi, tôi cũng xin phép kể câu chuyện riêng của nhà mình về vấn đề này.

Tính đến thời điểm này, tôi với vợ kết hôn được tròn 12 năm. Khi tôi đám cưới thì mẹ vợ đã mất vì bị ung thư phổi vài năm trước đó. Sau khi làm rể nhà vợ được 2 năm thì bố vợ tôi cũng qua đời. Kể từ đó, nhà vợ chỉ còn 2 em (đứa học đại học và đứa học cấp 3).

Dù rất thương 2 em vợ nhưng ở bên đằng nhà tôi, tôi cũng là con trai trưởng trong gia đình. Nhà tôi cũng neo người nên vợ chồng không thể dọn về bên nhà ngoại ở được. Hơn nữa, 2 nhà cách nhau cũng khoảng 30km nên cũng không tiện đi lại trong ngày. Vì thế, chúng tôi cứ tranh thủ cuối tuần để chạy đi chạy lại giữa 2 nhà, chăm sóc cho 2 em vợ.

Cứ cuối tuần, vợ chồng tôi lại lao về nhà ngoại dọn dẹp rồi mua thực phẩm bổ sung vào tủ lạnh cho 2 em. Nhà hết muối, gạo, mì tôm, xà phòng, nước giặt... vợ chồng tôi đều mua sắm đầy đủ như khi bố mẹ vợ còn sống. Tháng đến đóng tiền học cũng một tay chúng tôi lo.

Hàng ngày, vợ chồng tôi tuy ở xa nhưng chẳng khác nào nào bố mẹ của 2 em khi thường xuyên gọi điện ngày mấy lần giục chúng thức dậy học bài buổi sáng, nấu cơm canh buổi trưa tối hoặc giục chúng đi ngủ ban đêm. Bất kể có chuyện gì 2 em vợ cũng chia sẻ, nói cho anh chị biết.

Đặc biệt, những công việc của nhà ngoại đều do một tay vợ chồng tôi lo liệu từ ma chay, cưới hỏi, giỗ chạp. Tôi cũng coi nhà vợ như nhà mình mà lo toan hết sức.

Tuy nhiên có 1 điều tôi không thể chiều theo ý vợ đó chính là đưa chân hương của ông bà ngoại về bên nhà tôi thờ phụng. Bởi nhà tôi theo đạo công giáo. Dù vẫn có bàn thờ tổ tiên, vẫn thắp nhang, vẫn giỗ, vẫn giữ tang… như mọi nhà khác nhưng có điều người công giáo không cúng.

Chẳng thế mà vài lần vợ tôi bảo:

“Vợ chồng có nhà riêng rồi thì hôm nào em lấy chân hương lập bàn thờ cả ông bà ngoại ở đây nhé”.

Tôi gạt đi ngay:

“Dù có mang chân hương về thờ phụng thì nhà mình cũng có cúng đâu”.

Đến vợ tôi cũng không hiểu bảo:

“Tại sao thế? Không cúng bố mẹ thì cúng ai? Như vậy khác gì bất hiếu”.

Tôi cười bảo:

“Tại nhà mình theo đạo công giáo, người đã mất tức là đã kết thúc cuộc sống trần gian rồi. Linh hồn sẽ lìa khỏi xác, mà linh hồn thì không cần phải ăn uống gì nữa vì chỉ có thân xác mới cần. Do linh hồn xuất phát bởi Thiên Chúa nên khi chết sẽ về với Thiên Chúa”.

“Thì ra là vậy, em hiểu rồi. Nếu không cúng thì cứ để ông bà ở bên ấy vậy”.

Vợ hiểu nên cũng thoải mái bỏ quyết định không thờ cúng bố mẹ đẻ ở nhà riêng. Thực tế, vợ chồng tôi chỉ thờ cúng ông bà ngoại ở nhà ngoại. Ngày giỗ Tết hay rằm mùng 1, chúng tôi vẫn cúng đầy đủ. Còn khi ở nhà riêng vẫn liên tục cầu nguyện cho người đã khuất trong tất cả các thánh lễ dù không thờ cúng gì.

Cũng bởi vậy suốt 10 năm nay, người thân họ hàng nhà vợ vẫn quý mến và kính trọng tôi lắm cho dù biết rõ tôi không thờ cúng bố mẹ vợ:

“Nhà ông bà Nguyên thật có phúc khi có 1 chàng rể tốt như thằng Minh. Có con rể tuyệt vời như vậy, dù có nhắm mắt cũng yên lòng lắm”. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật