17 bí ẩn thời tiền sử khiến con người sửng sốt, khoa học không cách nào lý giải (Phần 2)

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những gì những nền văn minh tiền sử đã làm được khiến chúng ta phải đánh giá lại hiểu biết của mình từ gốc rễ
17 bí ẩn thời tiền sử khiến con người sửng sốt, khoa học không cách nào lý giải (Phần 2)
17 thành tựu này của văn minh tiền sử đều hết sức đáng kinh ngạc và khiến chúng ta phải nhìn nhận lại đánh giá của mình về các nền văn minh tiền sử. (Wikipedia Commons)

9. Ngọn hải đăng vĩ đại của Alexandria

Ngọn hải đăng Alexandria ở Ai Cập, được xếp vào danh sách một trong tám kỳ quan thế giới.(Wikipedia commons)

Ngọn hải đăng Alexandria ở Ai Cập, được xếp vào danh sách một trong tám kỳ quan thế giới, là một công trình khổng lồ bằng đá cẩm thạch trắng với chiều cao hơn 150 mét với 16 tầng.

Kiến trúc cự thạch như thế này trên thế giới còn rất nhiều, mà con người hiện đại cho đến thế kỷ 20 về sau mới nắm vững các kỹ thuật xây dựng cần thiết cho những tòa nhà cao như vậy.

Quan điểm truyền thống cho rằng nền văn minh của nhân loại hiện đại mới có vài nghìn năm, và hàng nghìn năm trước, loài người còn ở trong xã hội nguyên thủy đốt rẫy gieo hạt, ăn lông ở lỗ, làm sao có thể có trình độ khoa học kỹ thuật cao như vậy? Cách đây hàng nghìn năm, vạn năm, làm sao có thể có trình độ văn minh nhân loại cao như vậy? Rõ ràng những công trình cự thạch này chỉ có thể là do di tích văn minh của con người thời tiền sử. Chúng là chứng tích của nền văn hóa thời tiền sử của loài người .

Xét theo các nền văn minh khoa học kỹ thuật thời tiền sử đã được phát hiện, loài người tiền sử có trình độ khoa học kỹ thuật rất cao, nhiều công nghệ thậm chí con người hiện đại không thể đạt tới, nhưng chúng là sản phẩm của thời cổ đại. Kiến thức về địa lý và thiên văn học của người tiền sử có thể so sánh với kiến thức của người hiện đại.

10. Công nghệ dệt cách đây 27.000 năm

Ngày 26 tháng 4 năm 2000, Tân Hoa Xã của Trung Quốc đưa tin: Các nhà khảo cổ học Mỹ đã phát hiện ra rằng ngay từ 27.000 năm trước trong thời kỳ đồ đá cũ, những người nguyên thủy sống bằng nghề săn bắn đã phát minh ra kỹ thuật dệt. Họ có thể sử dụng khung cửi để dệt mũ, quần áo, rổ và lưới.

Theo một báo cáo trên tạp chí "Khảo cổ học Anh Quốc", giới khảo cổ luôn cho rằng hàng dệt may chỉ xuất hiện cách đây từ khoảng 5.000 đến 1.000 năm trước, tức là sau thời kỳ đầu của nền văn minh nông nghiệp. Tiến sĩ Olga Sofer của Đại học Illinois, Hoa Kỳ và các đồng nghiệp của ông cho biết rằng họ đã phân tích hơn 90 mảnh đất sét thời kỳ đồ đá cũ được tìm thấy ở Cộng hòa Séc và tìm thấy những dấu của vật liệu dệt ở trên chúng.

Những dấu vết này cho thấy một loạt các kỹ thuật dệt sợi, bao gồm các phương pháp dệt như dệt rối và dệt trơn. Trong số đó, dệt trơn phải được thực hiện bằng khung cửi. Có thể thấy, người nguyên thủy trong thời kỳ săn bắn đã có những món đồ dệt may tinh xảo, thay vì chỉ có da thú như mọi người vẫn tưởng.

Dựa trên phát hiện này, Sofer và những người khác cũng đã nghiên cứu một số bức tượng nữ thời kỳ đồ đá cũ được tìm thấy ở châu Âu. Họ phát hiện ra rằng có một số đám rối trên đầu của những bức tượng này, trước đây chúng được cho là một kiểu tóc. Nhưng Tiến sĩ Soffer nói: "Bây giờ có vẻ như nói rằng chúng là những chiếc mũ sẽ thích hợp hơn."

11. Quả cầu kim loại cách đây 2,8 tỷ năm

Liên quan đến công nghệ nấu chảy, các thợ mỏ đã tìm thấy hàng trăm quả bóng kim loại trên sườn đồi Clayk ở Nam Phi, và địa tầng đặt những quả bóng này có lịch sử khoảng 2,8 tỷ năm.

Rãnh bao quanh viên bi sắt tinh xảo, đến mức các chuyên gia công nghệ chế tạo đồ sắt cho rằng rất khó để giải thích rằng nó được hình thành bởi một quá trình tự nhiên.

12. Một chiếc bình kim loại sáu trăm triệu năm trước

Vào ngày 5 tháng 6 năm 1852, tờ "Scientific American" đưa tin với tiêu đề "Di tích của một thời đại đã qua", trong địa tầng đá thời kỳ Tiền Cambri 600 triệu năm trước ở địa khu Dorchester, thuộc bang Massachusetts, Hoa Kỳ,  người ta phát hiện ra một chiếc bình kim loại, đó là một chiếc bình màu trắng kẽm hợp kim, được xác định là có chứa một lượng lớn bạc.

13. Trụ sắt 4000 năm trước

Trụ sắt cổ này có lịch sử ít nhất 4.000 năm và không có hiện tượng rỉ sét. (Wikipedia commons)

Trụ sắt dựng đứng trong Tháp tưởng niệm ở New Delhi, Ấn Độ, cao khoảng 7 mét, đường kính khoảng 49 cm và nặng khoảng 6 tấn.

Theo ước tính, trụ sắt cổ này có lịch sử ít nhất 4.000 năm và không có hiện tượng rỉ sét; phốt pho, lưu huỳnh hay mưa gió bào mòn cũng không ảnh hưởng gì.

Sở dĩ như vậy là bởi vì 99,72% thành phần của trụ sắt được hình thành bởi quá trình luyện sắt cực cao độ, con người hiện đại không thể đạt tới kỹ thuật luyện sắt trình độ cao như vậy.

14. Địa lý học thời tiền sử

Về mặt địa lý, người Thổ Nhĩ Kỳ Haki Ahmad đã từng đánh dấu đường bờ biển của Bắc và Nam Mỹ trên bản đồ vẽ năm 1559 SCN, nhưng phải hai thế kỷ rưỡi sau, các nhà lữ hành và vẽ bản đồ mới phát hiện ra châu Mỹ.

Ngoài ra, có những ghi chép về châu Mỹ trong các tài liệu cổ của Tây Tạng cách đây 3500 năm.

Đường bờ biển của bản đồ Nam Cực do Turk Orange Fenaus vẽ năm 1532 SCN rất giống với bản đồ Nam Cực hiện đại, ngoài ra, nó còn mô tả chính xác hình dạng của lục địa Nam Cực trước khi nó bị đóng băng 8000 năm trước.

Mà chúng ta hiện nay biết rằng địa hình dưới lớp băng bao phủ của Nam Cực chỉ được các nhà khoa học biết đến qua các cuộc khảo sát xuyên qua lớp băng vào năm 1958 SCN.

Tất cả các bản đồ được vẽ vào thế kỷ 16 ở trên đều được sao chép từ các bản đồ từ thời xa xưa hơn nữa.

15. Thiên văn học thời tiền sử

Con người cổ đại có tri thức về thiên văn học cực kỳ phong phú, chẳng hạn như tri thức về thiên văn ẩn chứa trong các kim tự tháp và tượng nhân sư ở Ai Cập, lịch của người Maya, lịch thiên văn ở di chỉ Tiwanaku ở Nam Mỹ, con người tạo mặt trăng,...

Từ những lịch pháp cổ đại đã được giải nghĩa, chúng ta biết rằng những kiến thức thiên văn mà họ nắm vững là khá chính xác.

16. Lịch của người Maya

Người Maya là dân tộc có trình độ văn minh khoa học cao đã tồn tại trong lịch sử. Dân tộc thần bí này từng sống ở Yucatan, Mexico, Guatemala, Honduras và những nơi khác ngày nay. Các nhà khảo cổ học tin rằng người Maya đã có một nền văn minh cực kỳ huy hoàng.

Trong văn hóa của người Maya, chúng ta tìm được rất nhiều đáp án cho những bí ẩn về nhân loại, sinh mệnh và vũ trụ. Chúng ta cũng có thể nhìn thấy nhiều kim tự tháp, đền thờ và một số công trình kiến trúc cổ do người Maya để lại ở bán đảo Yucatan và một số nơi ở Guatemala bây giờ. Ngoài ra còn có nhiều hình khắc trên đá và nhiều chữ khắc bí ẩn.

Những câu trả lời này có lẽ nằm trong những cuốn sách họ để lại, một số được khắc trên bia đá và lưu truyền trong thần thoại. Điều đáng tiếc là sau năm 1517, khi quân Tây Ban Nha xâ‌m lượ‌c, những cuốn sách quý trong thư viện của người Maya đã bị đốt cháy.

Tất cả những gì còn lại bây giờ là những chữ khắc còn lại và một số lịch không thể giải thích được. Trong thiên văn học, người Maya cổ đại không biết về kính thiên văn, nhưng họ biết chu kỳ chính xác của các thiên thể, rất giống với nhận thức thời hiện đại.

Ví dụ, giá trị đo lường chính xác hiện nay của năm mặt trời (chỉ khái niệm một năm mà chúng ta thường hay dùng) là 365,2422 ngày, trong khi người Maya cổ đại biết rằng độ dài của năm mặt trời là 365,2420, chỉ kém 0,0002 ngày so với con số chính xác. Cũng như thế, người Maya tính toán được thời mặt trăng quay một vòng quanh trái đất là 29.530588 ngày, gần chính xác với giá trị đo lường hiện đại là 29.528395 ngày. Tính toán của người Maya về chu kỳ giao hội của sao Kim chính xác đến mức 6000 năm chỉ lệch một ngày.

Lịch và hệ thống số của người Maya do người Maya để lại cũng bí ẩn như chính dân tộc này. (pixapay)

Trong lịch của người Maya cũng có những nghiên cứu siêu thường về sao Kim, họ có thể tính toán chính xác rằng một năm của sao Kim là 584 ngày, nếu tính chu kỳ của sao Kim theo phương pháp của họ thì trong 1000 năm chỉ có sai số một ngày, đây là một thành quả thiên văn học đáng kinh ngạc. Một bia đá được khai quật ở Quiriga, Guatemala, đánh dấu vị trí của mặt trời và mặt trăng vào một ngày nhất định nào đó cách đây hơn 400 triệu năm.

Lịch và hệ thống số của người Maya do người Maya để lại cũng bí ẩn như chính dân tộc này, và không ai biết những lịch và hệ thống số này đến từ đâu. Lịch của người Maya khác với bất kỳ loại lịch nào trên thế giới, điều khó hiểu nhất về lịch của người Maya là các đơn vị số mà họ sử dụng rất lớn, như thể chúng là một hệ thống số tinh vi cần thiết cho các phép tính thiên văn.

Người Maya còn có tri thức về thiên văn rất phong phú, họ đã tính toán quỹ đạo của trái đất quanh mặt trời rất chính xác. Lịch của họ ghi lại các chu kỳ chuyển động của trái đất và nguyệt thực, cũng như sự trùng hợp và đồng bộ quỹ đạo của các hành tinh khác. Trên thực tế, tri thức của người Maya về các thiên thể vượt xa khỏi hệ mặt trời. Trong lịch pháp có tên "Tzolkin" (Tzolkin) của người Maya có ghi chép những thay đổi theo mùa của hệ Ngân hà (Galactic Seasons)! Không có gì ngạc nhiên khi các nhà khoa học gọi người Maya là Người du hành vũ trụ (Galactic Navigator).

Bởi vì người Maya có thể biết được sự thay đổi theo mùa của hệ Ngân hà nên nếu giải mã được những ghi chép trong lịch của người Maya, chắc chắn chúng ta sẽ có rất nhiều hiểu biết về những bí ẩn của con người, sinh mệnh và vũ trụ. Tiến sĩ Hossi, một sử gia người Mỹ, đã dành cả cuộc đời của mình để nghiên cứu nền văn minh Maya. Tiến sĩ Hossi đã thảo luận chi tiết về lịch của người Maya trong cuốn sách "Hiệu ứng của người Maya".

17. Tri thức thiên văn hiện đại về các bộ lạc Dogon ở châu Phi

Ở Châu Phi có một bộ tộc tên là Dogon, trong tư tưởng quan niệm của họ, từ rất lâu họ đã hiểu rất chi tiết về sao Thiên Lang.

Sao Thiên Lang khó quan sát đến mức cho đến năm 1970 người hiện đại mới có được bức ảnh đầu tiên của nó.

Sau đây là mô tả về sao Thiên Lang của người Dogon và chứng thực của thiên văn học hiện đại: Trong truyền thuyết của người Dogon, sao Thiên Lang là song tinh hệ và hiện nay các nhà thiên văn quan sát bằng kính thiên văn tiên tiến nhất thấy rằng sao Thiên Lang thực sự có hai ngôi sao vệ tinh.

Người Dogon biết rằng một trong những sao vệ tinh (Sirius B) có quỹ đạo hình elip và quay quanh sao Thiên Lang 50 năm một lần. Theo nghiên cứu của các nhà thiên văn học, nó hiện được xác nhận là có chu kỳ 49,98 năm, rất giống với dữ liệu của người Dogon.

Người Dogon cho rằng Sirius B có màu trắng, là ngôi sao nặng nhất trên bầu trời, và nó được làm bằng một thứ gì đó nặng hơn sắt. Các nghiên cứu hiện đại đã xác nhận rằng Sirius B thực sự là hành tinh tiêu biểu nhất trong số các sao lùn trắng. Nó phát ra ánh sáng trắng. Đường kính của nó tương tự như đường kính của trái đất, nhưng kết cấu của nó gần với mặt trời. Do đó, mật độ của nó gấp 130.000 lần của nước và 16.000 lần của sắt.

Loại vật chất có mật độ cao này hoàn toàn không thể tồn tại trên trái đất, và đơn vị trọng lượng (trọng lượng riêng) của nó là lớn nhất trong số các hành tinh đã biết. Người Dogon từ lâu đã biết rằng sao Thổ có các vành đai và sao Mộc có 4 vệ tinh chính.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật