Olympic Tokyo 2020: Cuộc cách mạng chống phân biệt đối xử

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đối với những nữ vận động viên như Biles hay Osaka, chẳng phải ngẫu nhiên họ quyết định bảo vệ tinh thần hơn những tấm huy chương, hay những kỳ vọng lớn lao thế giới thể thao đặt lên vai họ.
Olympic Tokyo 2020: Cuộc cách mạng chống phân biệt đối xử
Vận động viên thể dục dụng cụ Mỹ, Simone Biles. (Nguồn: people.com)

Từ trước đến nay, các vận động viên nữ nói chung và những nữ vận động viên d‌a mà‌u nói riêng thường chịu những định kiến và là mục tiêu của nạn phân biệt chủ‌ng tộ‌c. Tiếng nói của những vận động viên như Simone Biles hay Naomi Osaka gần đây đang tạo ra một cuộc cách mạng thể thao.

Trong cuộc phỏng vấn trước thềm Olympic Tokyo, nữ vận động viên thể dục dụng cụ Mỹ Simone Biles đã chia sẻ: “Tôi cố gắng không nghĩ về thứ quyền lực ấy vì tôi không đủ khả năng nghĩ chúng có thể giành chiến thắng.”

Câu nói của nữ vận động viên được đánh giá là vĩ đại nhất trong lịch sử thể dục dụng cụ như một chỉ dấu cho thấy Biles không còn lựa chọn nào khác ngoài việc gạt đi những nỗi lo phân biệt chủ‌ng tộ‌c để tập trung thi đấu, đồng thời vẫn không quên nhiệm vụ phải đứng lên đấu tranh chống lại nạn phân biệt chủ‌ng tộ‌c.

Biles khẳng định danh tiếng mình đang có không thể nào là một thứ áo giáp phòng vệ lý tưởng, thay vào đó cô phải tự bảo vệ bản thân.

Một trong những hành động minh chứng cho nỗ lực bảo vệ bản thân của nữ vận động viên 24 tuổi này là quyết định rút lui khỏi lượt thi chung kết ở cả hai nội dung cá nhân lẫn đồng đội ở môn thể dục dụng cụ tại Olympic Tokyo 2020.

Đó là một quyết định khiến nhiều người ngỡ ngàng, nhưng Biles không hề cô độc bởi cô nhìn thấy nguồn cảm hứng từ tay vợt nữ Nhật Bản Naomi Osaka, người đã từng dũng cảm rút lui khỏi một giải Grand Slam trước thềm Olympic Tokyo để bảo vệ sức khỏe tinh thần, thứ vốn bị xem nhẹ trong thế giới thể thao.

Đối với những nữ vận động viên như Biles hay Osaka, những quyết định rời khỏi các cuộc tranh tài cần phải hiểu theo nghĩa sâu rộng hơn. Chẳng phải ngẫu nhiên họ quyết định bảo vệ tinh thần hơn những tấm huy chương, những chiến thắng hay những kỳ vọng lớn lao thế giới thể thao đặt lên vai họ.

Bà Duanecia Evans Clark, đồng sáng lập công ty The Creative Summer, chia sẻ suy nghĩ về sự thay đổi của phụ nữ d‌a mà‌u ở thế giới hiện thời: “Phụ nữ d‌a mà‌u đang đứng ngã ba đường giữa một xã hội ngày càng bị phân hóa. Để thể hiện bản thân trong thế giới đương đại, những phụ nữ d‌a mà‌u ngày càng thận trọng và cảnh giác với bản thân và gia đình mình.”

Trong một xã hội đề cao giá trị vật chất nhiều hơn tính nhân văn, cũng như kỳ vọng cho phụ nữ d‌a mà‌u ngày càng nâng cao, những hành động như Biles đã làm không hẳn đã thách thức vị thế của họ mà chỉ đơn giản giảm nhẹ chúng mà thôi.

Thật ra phụ nữ d‌a mà‌u vẫn luôn phải đối mặt với định kiến không được phần còn lại của thế giới ủng hộ. Bà Alisha Robertson, một nhà huấn luyện doanh nhân, chia sẻ: “Hàng trăm năm qua chúng ta đã đặt lên vai họ trọng trách quá lớn.”

Sự dũng cảm của Biles và Osaka tạo ra một cuộc cách mạng. Đó là một bước chuyển dịch đáng ghi nhận trong bối cảnh thế giới đang ghi nhận những chuyển biến về ranh giới và quy tắc làm việc khi đa số buộc phải làm việc từ xa hay sống phụ thuộc vào công nghệ.

Những gì Biles hay Osaka đang làm là ví dụ điển hình về việc những người phụ nữ không phải da trắng hoàn toàn đủ sức tác động cách chúng ta thay đổi thứ cơ chế làm việc đang tạo ra môi trường làm việc độc hại.

Để minh họa cho những lý thuyết nêu trên, bà Krissy Brierre-Davis, một cố vấn về hoạt động kinh doanh, chia sẻ trải nghiệm bản thân: “Tôi đã từng làm việc cho một công ty truyền thông thể thao lớn. Ở vị thế là người phụ nữ d‌a mà‌u duy nhất ở công ty, tôi rơi vào những kỳ vọng to lớn, thậm chí phải chịu sự cạnh tranh với các đồng nghiệp. Sự phân biệt đối xử nằm ở chỗ trong khi các đồng nghiệp da trắng chỉ cần làm tròn vai là đã nhận được những lời khen ngợi, tôi phải làm việc ngày đêm nhưng hiếm khi nhận được lời khen khi hoàn thành phần việc của mình. Thế là tôi rơi vào trạng thái kiệt sức.”

Rốt cuộc, bà đã quyết định nghỉ việc để giải thoát bản thân cũng như cho gia đình mình. Theo lời bà Davis, không nhiều người phụ nữ đủ dũng cảm đưa ra quyết định này, nhưng nếu cứ cố chịu đựng thì hậu quả sẽ còn tai hại hơn nhiều.

Vận động viên tennis của Nhật Bản Naomi Osaka rước đuốc tại lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020, ngày 23/7/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Những năm gần đây, có thể dễ dàng nhận thấy sự dịch chuyển về nhận thức của thế giới với những người phụ nữ d‌a mà‌u. Những tổ chức, cá nhân như The Nap Ministry hay Erika Totten ngày càng nhắc chúng ta tầm quan trọng của thế giới phụ nữ d‌a mà‌u.

Sử dụng kinh nghiệm, nguồn lực và công cụ đưa con người đến với tự do, những tổ chức này hướng phụ nữ d‌a mà‌u đến những gì đã diễn ra trong quá khứ, hiện tại và cách họ sử dụng quyền lực của mình.

Trong những lời chia sẻ của mình trên các trang mạng xã hội như Twitter, những tổ chức, cá nhân này luôn đề cao việc phụ nữ cần phải biết chăm sóc sức khỏe bản thân để hướng về mục tiêu mình mong muốn.

Ngoài vấn đề về phân biệt chủ‌ng tộ‌c, giới tính, nhận thức liên quan đến sức khỏe tinh thần trong thể thao ngày càng được nâng cao.

Quyết định mạnh mẽ và dũng cảm của Simon Biles ở Olympic Tokyo đem đến một thứ ánh sáng niềm tin cho các nữ vận động viên d‌a mà‌u trong việc nhận thức tình trạng sức khỏe bản thân, đặc biệt là sức khỏe tinh thần.

Các nữ vận động viên d‌a mà‌u đôi lúc không để ý đến những trạng thái vốn bị coi là thông thường trong thể thao như sự lo lắng hay trạng thái chán chường.

Điều này đồng nghĩa phần đa trong số họ thường cố gắng chịu đựng trong thầm lặng, khiến nhiều người khó phát hiện ra cho đến chính họ bộc lộ tâm sự của mình. Như trường hợp của tay vợt Osaka bắt đầu bộc lộ những bất ổn từ cách đây 3 năm là một minh chứng.

Bà Ru Johnson, một nhà chiến lược về văn hóa, khẳng định trạng thái nghỉ ngơi là điều quan trọng với phụ nữ d‌a mà‌u nói chung và vận động viên d‌a mà‌u nói riêng bởi họ cần có một nền tảng vững chắc về sức khỏe để đạt trạng thái làm việc, thi đấu tốt nhất và điều này không thể đơn giản đạt được trong ngày một ngày hai.

Những cuộc tranh luận liên quan đến nhu cầu của các nữ vận động viên d‌a mà‌u là một cuộc cách mạng bởi nó tác động đến các cuộc thảo luận lớn hơn về vị thế của họ trong xã hội.

Họ không chỉ cần được ưu tiên quyền mưu cầu hạnh phúc mà còn phải được xã hội đối xử tốt hơn. Bà Evans-Clark khẳng định mọi nỗ lực đấu tranh cho phụ nữ d‌a mà‌u sẽ là vô nghĩa nếu không nhận được sự ủng hộ của xã hội.

Theo bà, những câu hỏi về sự tôn trọng cho phụ nữ d‌a mà‌u không chỉ nên giới hạn ở địa hạt thể thao, mà cần mở rộng ra các thành phần khác.

Dẫu sao, động thái của Biles ở Olympic Tokyo 2020 có thể là một chiến thắng đáng chú ý, mở đường cho những bước tiến mới về nữ quyền cho phụ nữ d‌a mà‌u trong tương lai

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật