Cuộc đời ngắn lắm ai ơi, sống không uổng phí mới thời sống vui

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sống ở trên đời nên làm Bạch Long mã hiên ngang bước đi, quyết không làm trâu bò đi theo gót người khác.
Cuộc đời ngắn lắm ai ơi, sống không uổng phí mới thời sống vui
Ảnh minh họa

Trong đời có lẽ ít ai muốn sống một cuộc sống vất vả, nhưng thực tế lại chẳng có mấy người được thảnh thơi. Dù vậy, ai cũng có mong ước của riêng mình và họ nỗ lực để đạt được nó. Dẫu cuộc đời có vất vả thăng trầm mà chung cuộc thành công vẫn còn là may mắn, điều khiến người ta khổ tâm nhất là mọi nỗ lực cuối cùng chẳng để lại điều gì tốt đẹp, có chăng chỉ còn những câu chuyện buồn mà thôi. 

Tảng đá lớn chia làm đôi, một nửa dùng làm bậc thang, một nửa dùng đúc tượng Phật

Xưa kia, có một tảng đá rất to lăn từ trên núi xuống, xuống tới chân núi nó nằm yên ở đó rất nhiều năm.

Một hôm, dân vùng này muốn xây một ngôi chùa trên núi, tảng đá to kia đã được đưa vào trong chùa. Thợ điêu khắc đã chọn tảng đá đó để tạc một bức tượng, nhưng vì tảng đá quá lớn nên phải cắt làm đôi, rồi họ chọn nửa ít khiếm khuyết hơn và bắt đầu những nhát cắt gọt tinh xảo của mình.

Tảng đá phải chịu những nhát đục đẽo rất đau đớn. Cuối cùng khi nó đau tới mức không chịu nổi nữa, nó bắt đầu mở lời với người thợ đá: “Xin anh tha cho tôi! Những nhát đục, nhát gõ của anh làm tôi đau đớn khôn xiết!”

Người thợ đá nhìn nó đầy thương cảm, nhớ lại khi mới bắt đầu đục thì nó đã không thể chịu được, chu‌yện ấ‌y đã diễn ra trong vài tháng mà không có gì tiến triển. Cuối cùng, anh ta đã đồng ý với lời khẩn cầu của nó, quẳng nó sang một bên và không làm gì nữa. Hòn đá sau đó được chuyển đi làm nhiệm vụ lót đường, là nơi dẫm chân của khách bộ hành. Tuy nhiên nó lại rất vui vẻ, ngày ngày nằm ở đó thật thoải mái biết bao, không còn phải chịu đựng những đau đớn do bị đục đẽo kia nữa.

Người thợ đá chẳng còn lựa chọn nào nữa, đành sử dụng nửa tảng đá nhiều khiếm khuyết còn lại. Anh ta bắt đầu đục đẽo nó, những miếng đá vụn bay ra khắp nơi. Dưới bàn tay lành nghề của người thợ, bề ngoài tảng đá đã trở nên đẹp đẽ lạ thường.

Chính giữa điện thờ là một pho tượng Phật tuyệt đẹp, phát ánh hào quang khắp nơi. (Ảnh: Pixabay)

Nửa năm sau, nhà chùa đã được xây xong, người người lũ lượt tới cúng bái. Chính giữa điện thờ là một pho tượng Phật tuyệt đẹp, phát ánh hào quang khắp nơi, ai nấy đều trầm trồ khen ngợi, họ cho rằng nhờ tay nghề của người thợ cùng vẻ đẹp vốn có của tảng đá mới có thể tạo ra được pho tượng đẹp như vậy.

Sáng sớm tinh mơ, những chú tiểu vào chùa thắp hương, quét dọn đại điện. Buổi trưa, những cơn gió nhẹ thổi qua làm rung lên tiếng chuông thánh thót nơi cửa chùa. Chiều tối, ánh hoàng hôn chiếu rọi vào khiến bức tượng bừng sáng.

Trong khi đó, tảng đá ban đầu ngày nào vẫn nằm nơi lối đi, nó chỉ đơn thuần là một cái bậc cho mọi người ngày ngày qua lại đạp chân lên, mưa nắng dội xuống, nó bị bước chân người đời mài cho láng bóng, không còn một góc cạnh nào.

Câu chuyện của Bạch Long mã và lừa: đã biết cuộc đời là lao khổ, sao chẳng chọn lối thăng hoa?

“Bạch Long mã gặp lừa” là một câu chuyện ngụ ngôn dân gian xưa. 

Tương truyền, trước khi Bạch Long mã xuống hạ giới, vì có duyên nên nó và một con lừa trở thành bạn của nhau. Kinh Phật ở Tây Thiên nên Bạch Long mã đã quyết định cùng thầy trò Đường Tăng tới đó lấy kinh. Trước khi đi, Bạch Long mã tới tạm biệt bạn lừa của mình. Lừa ngẩng đầu nhìn trời, cúi xuống gặm cỏ rồi quay lại nói với Bạch Long mã rằng: “Đường lên Tây Thiên thỉnh kinh sống chết không hay, sao phải mạo hiểm như vậy làm gì. Hãy xem chúng ta hiện nay, đầu đội trời xanh, chân dẫm cỏ mềm, khi nào lớn lên sẽ đi kéo cày giống như mẹ, khi đó chủ nhân sẽ cho chúng ta cỏ để ăn, cuộc sống ổn định như vậy chẳng phải rất tốt hay sao?”.

Bạch long mã không nói gì, chỉ gật đầu tạm biệt lừa.

Bạch Long mã và lừa tạm biệt nhau dưới bầu trời xanh, cỏ xanh mát. (Ảnh: Pixabay)

Trải qua 81 kiếp nạn, dấu chân đã hằn trên hàng vạn dặm đường, 14 năm sau, bốn thầy trò Đường Tăng lấy được chân kinh, Bạch Long mã thồ toàn bộ kinh thư trở về quê nhà.

Khi Bạch Long mã đến thăm lừa, khi này lừa đang kéo cày, gặp lại bạn cũ mừng vui khôn xiết.

Bạch Long mã kể cho lừa nghe những gì đã trải qua trong suốt 14 năm vừa qua, quả thật là “chín chết một sống”. Lừa nghe xong cũng thấy rất đồng cảm với người bạn. 

Lừa hàn huyên với Bạch Long mã, trong 14 năm vừa qua, nó đã sống một cuộc đời không giống như nó từng nghĩ. Sau khi Bạch Long mã đi được một năm, lừa khi này đã trưởng thành, nó bị chủ nhân bắt đi kéo cày, vì không có kinh nghiệm nên lừa ta kéo rất chậm, không kéo tốt được như mẹ của mình. Bản thân lừa béo mập nên bị lôi ra chợ chờ bán cho người giết thịt. Nó ra sức kêu gào, một vị khách đi qua thấy lừa có thâ‌n hìn‌h vạm vỡ, khỏe mạnh nên đã mua về. Ai ngờ, sau đó lừa bị đưa lên núi kéo gỗ, đường lên núi gập ghềnh khúc khuỷu, lừa đã nhiều lần bị ngã, xước, chùn hết cả chân. Một lần còn suýt rơi xuống vực thẳm, lừa làm chủ nhân kinh hãi, nên bị đánh cho một trận nhừ tử. Sau vài lần bị đánh, lừa không còn dám bất cẩn nữa, càng phải thận trọng kéo gỗ.

Lên xuống núi mặc dù nguy hiểm, nhưng nhờ còn trẻ, c‌ơ th‌ể lại khỏe mạnh nên sau vài năm lừa ta đã quen việc. Ra vào rừng sâu núi thẳm nhiều lần, hổ báo cọp beo lừa đều đã gặp hết, không tới mức thừa sống thiếu chết nhưng cũng là những lần hồn bay phách lạc. Mười năm sau, khi đã có tuổi, lừa lại bị ông chủ dắt ra chợ để bán. Lúc này, người chủ cũ cũng tới chợ để chọn mua lừa về cày bừa, nghe người buôn nói, con lừa này vừa kéo tốt lại vừa vâng lời, thì liền mua về. Thật đúng là tạo hóa trêu ngươi.

Việc kéo cày lại tiếp diễn trong ba năm, hôm nay cuối cùng cũng có cơ hội cùng bạn cũ hàn huyên tâm sự, thật đúng là đời này không còn gì tiếc nuối.

Bạch Long mã nói: “Tôi dù đã trải qua trăm ngàn khổ đau nhưng từ giờ cũng sẽ không phải xuống hạ giới làm ngựa, có thể lên trời để hưởng đại phúc của mình rồi. Mười năm qua, những vất vả bạn trải qua không kém gì tôi, bạn cả đời khổ cực, rồi cuối cùng bạn đã mất gì bạn biết không?”.

Lừa nói, nếu biết bản thân sẽ phải chịu khổ thế này, thì khi đó đã cùng anh đi Tây Thiên rồi.

Vài ngày sau, lừa lại bị mang ra chợ bán, người đồ tể mua nó về, và với một nhát dao nó đã vĩnh biệt cõi đời này. Khi linh hồn rời khỏi c‌ơ th‌ể, lừa nhìn thấy Bạch Long mã đã hóa thành rồng bay lên trời, từ giã cuộc sống loài súc sinh. Còn linh hồn của lừa thì bị kéo về phía địa ngục xa xăm… 

Khi linh hồn rời khỏi c‌ơ th‌ể, lừa nhìn thấy Bạch Long mã đã hóa thành rồng bay lên trời, từ giã cuộc sống loài súc sinh. (Ảnh: Pixabay)

Tìm về với mục đích chân chính của sinh mệnh, từ “thái tử” thành “bất tử”

Nhân sinh tại thế, có những người chỉ biết lặng thầm chịu đựng những hỷ nộ ái ố trong đời, mọi đắng cay ngọt bùi rồi cũng trôi đi sau mấy chục năm vất vả. Nhưng có một số người, họ lại biết trân quý từng trải nghiệm để từ đó không ngừng tu dưỡng bản thân. Họ tự tạo được cho mình những niềm vui, buông bỏ những muộn phiền, để bản thân thực sự thấu hiểu hơn về chính mình, cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống.

Thái tử Tất-đạt-đa (Phật Thích Ca Mâu Ni) con trai của vua Ấn Độ, năm hơn mười tuổi, khi thấy mọi người đều phải trải qua sinh lão bệnh tử, ông đã liên tưởng đến kết cục tương tự của cuộc đời mình.. 

Thái tử đã từ bỏ người vợ xinh đẹp do vua cha cưới cho mình, từ bỏ những vinh hoa phú quý mà một thái tử cao quý được hưởng, từ chối ngôi vị đế vương để đi tìm cách thoát khỏi khổ đau của luân hồi. 

“Giác Giả” là những người thông qua tu luyện mà giác ngộ và đạt được những thành tựu lớn, họ bắt đầu từ việc làm những người thiện lương tĩnh tại, suy nghĩ về ý nghĩa cuộc đời và mục đích chân chính khi làm người. Trong khi những người bình thường không thể chịu nổi sự tĩnh mịch, thì những người này lại cảm nhận được sự tĩnh tại an hòa, nhờ đó mà họ dần dần có trí huệ vì “tâm tĩnh thì huệ sinh”..

Cũng là cuộc đời mấy chục năm, nhưng họ có thể thấy được mình trong con mắt của người khác, cũng có thể thấy được con người thật của mình trong không gian tĩnh lặng của bản thân. 

Những câu chuyện Phật Gia dù đầy ý vị và trong sáng nhưng chẳng phải ai cũng có thể ngộ ra được chân lý, nhưng ai ai cũng có thể thấy rằng: “Có người đang sống nhưng là sống vô ích và vô nghĩa, họ đã chết ngay khi còn đang tồn tại; lại có những người dù xác thân đã mục nát nhưng tên tuổi đi vào thiên thu.” 

Trên thực tế, ông đã từ bỏ ngai vàng đi tìm chân lý của cuộc đời và ý nghĩa đích thực của sinh mệnh, nhờ vậy những câu chuyện về thái tử vẫn còn lưu truyền mãi trong hậu thế. (Ảnh: Pixabay)

Có thể nếu Thái tử Tất-đạt-đa chọn kế vị ngai vàng, ông sẽ sống một cuộc sống vinh hoa phú quý, nhưng sau đó hàng nghìn năm, sẽ không còn ai biết đến ông nữa. Trên thực tế, ông đã từ bỏ ngai vàng đi tìm chân lý của cuộc đời và ý nghĩa đích thực của sinh mệnh, nhờ vậy những câu chuyện về thái tử vẫn còn lưu truyền mãi trong hậu thế. Đến nay, đất nước Thái Lan vẫn đang dùng Phật lịch trong đời sống hàng ngày, ấy là vì người ta vẫn mong cầu tìm được chân lý như Thái tử Tất Đạt Đa. 

Nếu nói cuộc đời là một mê cung, chưa sống đến mãn kiếp vẫn chưa ra khỏi mê cung ấy, làm sao biết được chân tướng của nó? Sao biết ai đúng ai sai mà chọn lựa? Thôi thì bài học lịch sử đã để lại không ít, truyền thống ông cha để lại vẫn còn đủ để răn đời:  ấy là người ta khi sống đừng mưu mô xảo quyệt. Thi hào Nguyễn Du chẳng đã từng cảnh tỉnh người đời qua những câu thơ trong Truyện Kiều: “càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”… là gì, thôi thì hãy sống một cách trung thực và lương thiện. Khi phải đối mặt với các chọn lựa, hãy chọn lựa làm điều chân chính và vững tin rằng cuộc đời đã có an bài để ta bình thản bước tiếp.

Cho dù chúng ta không có cơ hội để biến thành rồng như Bạch Long mã, thì ít ra khi đã gần đất xa trời chúng ta vẫn có thể tự hào rằng mình đã làm một người tốt, sống có chính nghĩa và có thể thanh thản nhắm mắt xuôi tay. Biết đâu, nhờ vậy mà chúng ta sẽ được an bài cho một cơ hội khác để sống tốt hơn nữa như Bạch Long mã đã làm được. Như vậy, há chẳng phải ta đã không sống uổng một kiếp người hay sao.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật