‘Giờ vàng’ chặn dịch COVID-19: Thủ tướng yêu cầu các địa phương quyết liệt

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, 15 ngày tới là “giờ vàng” quan trọng quyết định có ngăn chặn được dịch bệnh COVID- 19 hay không và đề nghị 5 thành phố lớn báo cáo tình hình cụ thể, nhất là các biện pháp quyết liệt hơn.
‘Giờ vàng’ chặn dịch COVID-19: Thủ tướng yêu cầu các địa phương quyết liệt
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Sẽ xử lý nghiêm trường hợp giấu bệnh

//

5 thành phố có nhu cầu tiếp xúc tập thể rất lớn

Sáng 29/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp và thị sát qua hệ thống trực tuyến về công tác phòng chống dịch COVID-19 tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương khi mà 15 ngày tới được coi là “giờ vàng” quyết định chúng ta thành công hay thất bại trong chống dịch.

Theo Thủ tướng, 5 địa phương trên, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có dân cư đông, mật độ lớn, nhu cầu tiếp xúc tập thể rất lớn. Thời qua qua, 5 thành phố đã làm nhiều việc chống dịch COVID, nhất là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kiên quyết Chỉ thị 15 của Thủ tướng cho hiệu lực từ 0h ngày 28/3 và đạt kết quả bước đầu.

Thủ tướng nêu rõ, 15 ngày tới là “giờ vàng” quan trọng quyết định có ngăn chặn được dịch bệnh hay không. Do đó, Thủ tướng bày tỏ mong muốn nghe các địa phương báo cáo tình hình cụ thể trên địa bàn để kiểm tra tình hình cũng như quyết tâm chính trị trong chống dịch, nhất là các biện pháp mới, quyết liệt, cụ thể hơn.

“Tôi nói ví dụ như ở Hà Nội, các đồng chí đã chủ động đề xuất Trung ương về ổ dịch ở bệnh viện Bạch Mai”, Thủ tướng nói, “chúng tôi muốn nghe kiến nghị của các đồng chí về việc thực hiện Chỉ thị 15 trên địa bàn mình”.

Thủ tướng đề nghị các địa phương làm rõ hơn, góp ý cho Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về các biện pháp phòng chống dịch để làm sao giải quyết vấn đề sát hơn với thực tiễn, “chủ trương của Trung ương phải sát cơ sở, sát địa phương, nhất là các thành phố lớn”. Thực tế thì các địa phương đóng vai trò chính trong triển khai chống dịch.

Thủ tướng đánh giá cao ngành y tế, các địa phương đã tập trung điều trị cho người bệnh, nhất là các ca bệnh nặng, hiện chưa có người t‌ử von‌g và yêu cầu xử lý việc thông tin thất thiệt về vấn đề này.

dịch bệnh đã xuất hiện và lây lan trong cộng đồng

Theo báo cáo của Bộ Y tế tính đến 8h sáng nay, 29/3, Việt Nam đã ghi nhận thêm 5 trường hợp mắc mới, nâng tổng số người mắc COVID-19 của Việt Nam lên 179. Thế giới có 662.402 ca nhiễm, gần 31.000 người t‌ử von‌g.

Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam đã xuất hiện lây lan trong cộng đồng và sẽ có diễn biến phức tạp trong thời gian tới đây do các trường họp bệnh xâm nhập từ nước ngoài chưa được sàng lọc, phát hiện hoặc các trường hợp xâm nhập có mang virus nhưng không có triệu chứng lâm sàng.

Báo cáo thống kê cho thấy có tới 60,1% không có triệu chứng khi phát hiện, điều này gây khó khăn cho việc phòng chống. Nếu tính hệ số lây nhiễm là 2,5 (1 người lây cho 2,5 người), ước tính số nhiễm COVID-19 ở cộng đồng sẽ khá cao.

Tính đến nay đã tổ chức cách ly an toàn cho 34.776 người tại các khu cách ly tập trung, 943 người tại cơ sở y tế, 39.519 người tại nhà, nơi lưu trú chưa kể các ổ dịch mới phát sinh.

Đối với ổ dịch tại bệnh viện Bạch Mai, Bộ Y tế đã triển khai nhanh chóng nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh. Từ ngày 26/3 đến nay đã tiến hành lấy mẫu và xét nghiệm lần lượt cho toàn bộ các nhân viên y tế, người bệnh đang điều trị tại bệnh viện, số mẫu đã lấy sàng lọc SARS-CoV-2 tính đến 8 giờ ngày 27/3 là 5.419 mẫu.

Hiện nay cả nước có 24 phòng xét nghiệm được phép công bố các trường hợp dương tính và các phòng xét nghiệm sàng lọc. Bộ Y tế đã ban hành tiêu chuẩn phòng xét nghiệm; công suất hiện đạt 8.250 mẫu/ngày, số sinh phẩm xét nghiệm hiện còn 10.600 test; đã mua thêm 100.000 test phân phối trong đầu tuần tới và đã mua 200.000 sinh phẩm chẩn đoán nhanh của Hàn Quốc vào đầu tháng 4.

Đã tập huấn và phân bổ 20 máy xét nghiệm nhanh cho các đơn vị, tới đây sẽ về tiếp 20 máy xét nghiệm trong tổng số 100 máy xét nghiệm nhanh xin từ nguồn các đơn vị tài trợ. Các thành phố lớn đang tập trung đầu tư thêm hệ thống xét nghiệm và tăng công suất xét nghiệm như Hà Nội đạt 2.000 mẫu/ngày. Như vậy, Bộ Y tế khẳng định, về cơ bản hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu xét nghiệm trong thời gian tới.   

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10580
  1. Hà Nội: Nhân viên Công ty Trường Sinh sau khi được công bố khỏi bệnh lại có kết quả dương tính SARS-CoV-2
  2. TP.HCM kết thúc theo dõi 23 người từng đến Bệnh viện Bạch Mai
  3. Nhân viên Trường Sinh bật khóc kể lúc bác sĩ giúp vượt qua áp lực
  4. Liên quan đến bệnh nhân 262, Bắc Giang có 94 mẫu xét nghiệm đều âm tính
  5. 345 người trở về từ Bệnh viện Bạch Mai đều âm tính với Covid-19
  6. Thanh Hóa: 679 trường hợp liên quan đến BV Bạch Mai có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2
  7. Thành phố Ninh Bình: 38 công dân liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai hoàn thành thời hạn cách ly tập trung
  8. Quảng Ninh: Người đi khám, chữa bệnh ở Hà Nội không được về nhà ngay
  9. Bệnh viện Bạch Mai tổ chức xe đưa 307 người bệnh về cách ly tại địa phương
  10. 25 người chuyển về Thanh Hoá tiếp tục theo dõi, điều trị, cách ly sau gỡ phong toả bệnh viện Bạch Mai
  11. Đêm ‘vui hơn Tết’ ở Bạch Mai và cuộc hội ngộ chớp nhoáng gia đình 3 người
  12. Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai báo cáo vụ tụ tập đông người, không đeo khẩu trang
  13. Bác sĩ, y tá Bệnh viện Bạch Mai bật khóc khi được gỡ lệnh cách ly
  14. Bệnh viện Bạch Mai đã chuẩn bị những phương án an toàn cao nhất để tiếp đón người bệnh
  15. 0h ngày 12/4, Bệnh viện Bạch Mai chính thức được dỡ bỏ lệnh phong toả: Hàng trăm y bác sĩ bật khóc
  16. Bệnh viện Bạch Mai chấm dứt hợp đồng với Công ty Trường Sinh
  17. Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai: ‘14 ngày qua là thời khắc khó khăn’
  18. Cảnh bồi hồi trong BV Bạch Mai trước lệnh gỡ phong toả 0h đêm nay
  19. 0h đêm nay gỡ phong tỏa Bệnh viện Bạch Mai
  20. Dỡ lệnh phong tỏa Bệnh viện Bạch Mai từ 0h ngày 12/4
  21. Chuẩn bị dỡ cách ly Bệnh viện Bạch Mai
  22. Chấm dứt phong toả Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12-4
Video và Bài nổi bật